FPT Telecom và Microsoft tổ chức hội thảo về tương lai số hóa của DN

Hội thảo “Bước vào tương lai số hóa với quy trình làm việc và phân tích tự động”


Công ty Viễn thông quốc tế FPT (FPT Telecom International - FTI) vừa phối hợp Microsoft tổ chức hội thảo “Bước vào tương lai số hóa với quy trình làm việc và phân tích tự động” tại InterContinental Saigon (quận 1, TP HCM) với sự tham gia của hơn 50 khách hàng.

Hội thảo giới thiệu 2 ứng dụng có khả năng phân tích số liệu và tự động hóa quy trình làm việc đóng góp vào quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp là SharePoint và Power BI đã được giới thiệu.

SharePoint Online là một dịch vụ nền điện toán đám mây, dành cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Mọi doanh nghiệp đều có thể đăng ký một gói Office 365 hoặc dịch vụ SharePoint Online độc lập. Nhân viên có thể tạo các trang để chia sẻ tài liệu và thông tin với các đồng nghiệp, đối tác cùng khách hàng.

Power BI là bộ công cụ phân tích kinh doanh để phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin chi tiết hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng. Ứng dụng giúp kết nối với hàng trăm nguồn dữ liệu, đơn giản hóa việc phân tích dữ liệu, thể hiện số liệu thông qua các hình ảnh trực quan và  có thể chia sẻ trên bất kì thiết bị nào.
 

FPT Telecom và Microsoft tổ chức hội thảo về tương lai số hóa của Doanh nghiep
FPT Telecom và Microsoft tổ chức hội thảo về tương lai số hóa của DN.


3 nền tảng chính chuyển đổi số của doanh nghiệp


Anh Đoàn Đăng Khoa, Phó Giám đốc kinh doanh phía Nam FTI nêu lên trong phần mở đầu hội thảo “Chuyển đổi số không còn là một khái niệm mới đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nhưng cụ thể, doanh nghiệp cần làm những gì để chuyển đổi số?”

“Microsoft nhận định việc chuyển đổi số của doanh nghiệp dựa trên 3 nền tảng chính: dữ liệu, các công cụ phân tích và đám mây. Các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ chuyển đổi số phải giúp doanh nghiệp giải quyết 4 vấn đề: thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng, nâng cao hiệu suất làm việc bằng cách trao quyền cho nhân viên, tối ưu hóa quy trình vận hành của doanh nghiệp để đưa ra quyết định nhanh chóng và cải tiến sản phẩm”, ông Đỗ Khắc Cương, Giám đốc khối doanh nghiệp SMC Microsoft Vietnam chia sẻ.

Trong thời gian tới, FTI sẽ tiếp tục phối hợp cùng Microsoft mang đến các buổi hội thảo chia sẻ chuyên sâu hơn về các ứng dụng giúp doanh nghiệp tăng tốc bước vào tương lai số hóa. Thông tin về các buổi hội thảo tiếp theo được cập nhật tại https://office365.fpt.vn

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/fpt-telecom-va-microsoft-to-chuc-hoi-thao-ve-tuong-lai-so-hoa-cua-dn.html

Cloud Camera là gì? Các dịch vụ lưu trữ Cloud Camera tại Việt Nam

Cloud Camera là gì?


Cloud Camera là dịch vụ cho phép lưu trữ, giám sát và quản lý thiết bị Camera tập trung trên nền tảng điện toán đám mây với phần mềm Cloud Camera được Việt hóa, hỗ trợ tích hợp nhiều dòng thiết bị Camera trên thị trường và hoạt động trên nhiều nền tảng (Web, App), hệ điều hành (Android, iOS)

Trước khi có dịch vụ lưu trữ cloud camera thì các hình thức lưu trữ phổ biến là ổ cứng HDD, Thẻ nhớ SD, Máy chủ lưu trữ NAS

 

So sánh Cloud Camera và máy chủ lưu trữ NAS

 

Camera quan sát có lưu trữ Cloud Camera quan sát lưu trữ cục bộ
Lưu trữ dữ liệu trên máy chủ đám mây Lưu trữ dữ liệu trong thẻ SD, DVR hoặc NVR
Các tệp tạm thời (trừ khi bạn tải xuống) Sao lưu là mãi mãi (cho đến khi nó đầy và bị ghi đè)
Không gian lưu trữ lớn Không gian lưu trữ hạn chế
Phụ thuộc vào kết nối Internet của bạn Độc lập khi kết nối Internet
Không có lo ngại về việc bị đánh cắp bởi những kẻ trộm Không có lo ngại về vấn đề hack & quyền riêng tư
Truyền dữ liệu phụ thuộc vào mạng Tốc độ truyền dữ liệu nhanh và ổn định
Đăng ký các gói nâng cao cảu dịch vụ camera IP Trả chi phí ban đầu cho phần cứng (thẻ SD / NVR)

 

Camera CCTV Cloud Storage
Camera CCTV Cloud Storage

 

Ưu điểm khi lưu trữ trên Cloud Camera

 

Giám sát đa điểm

Theo dõi nhiều điểm trên cùng một giao diện, giám sát mọi lúc mọi nơi, đa thiết bị. Phân quyền theo người dùng
 

Triển khai nhanh

Ứng dụng công nghệ plug&play trên nền tảng điện toán đám mây giúp tích hợp, triển khai hệ thống giám sát nhanh
 

Bảo mật dữ liệu

Toàn bộ dữ liệu giám sát được lưu trên hệ thống đạt chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn, bảo mật
 

Cảnh báo sự cố

Khả năng phát hiện, cảnh báo tình trạng kết nối của Camera đến hệ thống dịch vụ trên ứng dụng giám sát
 

Tiết kiệm chi phí

Không cần đầu tư đầu ghi, ổ cứng lưu trữ, mà vẫn có thể quan sát (live view), xem lại (play back) hình ảnh từ Camera qua mạng

Hỗ trợ 24/7

Đội ngũ nhân sự IT và Chăm sóc khách hàng luôn sẵn sàng 24/7 theo dõi, giải đáp và giúp bạn giải quyết mọi vấn đề

 

Cách thức hoạt động của Cloud Camera

 

Lưu trữ Cloud camera IP sử dụng Internet để lưu trữ các bản ghi camera của bạn được mã lên máy chủ đám mây. Bạn có thể xem, phát lại, xóa và tải xuống các bản ghi từ Loud Camera của đám mây miễn là có mạng internet

Và mạng internet đóng vai trò quan trọng trong bộ lưu trữ Loud cho camera an ninh này

 

Không có mạng internet WiFi?


Đừng lo lắng, bạn vẫn có thể lưu trữ Cloud Camera IP với các loại Camera an ninh cloud mobile sử dụng dữ liệu 3G/4G để gửi dữ liệu qua mạng, cung cấp đầy đủ chức năng và lợi ích của lưu trữ Cloud camera CCTV.

 

cloud camera FPT
Cloud Camera FPT

 

Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Cloud Camera tại Việt Nam

 

FPT Telecom:

Tính bảo mật cao, chất lượng ổn định vì server đặt tại Việt Nam, tích hợp ứng dụng AI

Cung cấp các gói cloud camera 1day, 3day, 7day đáp ứng nhu cầu khác của khách hàng
 

Viettel DC

Cung cấp dịch vụ lưu trữ kết hợp với phần cứng tư sản xuất mang thương hiệu Vcam và các thiết bị camera khác trên thị trường

Cung cấp nhiều gói cloud camera 3day, 7day, 14day, 30day đáp ứng nhu cầu khác của khách hàng
 

Vina Data:

Cung cấp các dịch vụ lưu trữ cho nhiều thiết bị mang thương hiệu khác nhau trên thị trường

Cung cấp nhiều gói cloud camera 1day, 3day, 7day, 14day, 30day.

Hiện tại chủ yếu phục vụ khách hàng doanh nghiệp
 

You See:

Bán thiết bị và và bán dịch vụ cloud camera đến từ Trung Quốc

Cung cấp nhiều gói cloud camera 3day, 10day, 30day.

Là nhà cung cấp mới vào thị trường Việt Nam, chủ yếu phân khúc giá rẻ

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/cloud-camera-la-gi-cac-dich-vu-luu-tru-cloud-camera-tai-viet-nam.html

Camera IP là gì? Ưu điểm của Camera IP so với Camera Analog thông thường

Camera IP là gì?

Camera IP là từ viết tắt của Internet Protocal Camera là thiết bị quan sát kỹ thuật số hoạt động bằng cách gửi và nhận tín hiệu trên nền mạng nội bộ hoặc internet.

Mỗi một camera có một địa chỉ IP riêng, có thể hoạt động độc lập hoặc thành một hệ thống Camera nhờ phần mềm xem Camera tập trung qua mạng internet.

Camera IP có thể tự động phát hiện chuyển động, tự động cảnh báo khi có báo động, tự động gửi ảnh vào email hay điện thoại khi xảy ra sự cố, điều khiển từ xa với hàng loạt các chức năng khác, mang lại sự giám sát tiện lợi và tin cậy.

 

camera_ip

 

Lịch sử ra đời của Camera IP


Thiết bị Camera IP không dây đầu tiên được phát hành vào năm 1966 bởi Axis Communications, nó được gọi là Axis Net eye 200 và được phát triển bởi nhóm nghiên cứu của Martin Green và Carl – Axel Alma.

Camera IP đầu tiên với chức năng phân tích nội dung video kèm theo được phát hành vào năm 2005 bởi Intaglio. Camera này có khả năng phát hiện một số sự việc khác nhau, ví dụ như vật bị trộm, người qua đường, người vào một khu vực được xác định sẵn hay xe đi sai đường.

Thời gian sau này, hệ thống bảo vệ Camera IP wifi ra đời và yêu cầu kỹ thuật cao hơn. Một Camera IP không dây độc lập được kết nối trực tiếp với một mạng nội bộ không dây (LAN) để cung cấp video thời gian thực có thể được xem ở bất cứ đâu trên thế giới. Một khi camera được kết nối, người dùng có thể xem video trực tiếp từ bất cứ trình duyệt nào hoặc trên thiết bị di động.

 

Axis Communications

 

Ưu điểm của Camera IP so với Camera Analog thông thường


1. Hình ảnh: Camera IP ghi lại được hình ảnh với độ nét và ảnh mịn cực cao, chuẩn Full

HD, một số camera chuyên dụng độ nét hình ảnh có thể lên đến 15-20Megapixels, độ nét vượt

trội so với camera thông thường.

2. Âm thanh: Camera IP có thể hỗ trợ âm thanh 2 chiều giúp Bạn có thể tương tác qua lại

vừa xem hình camera vừa có thể trao đổi qua camera. Các camera thông thường muốn nghe

được âm thanh trên video của camera ghi lại thì phải lắp thêm mic camera.

3. Lưu trữ dữ liệu: Camera IP được tích hợp sẵn thẻ nhớ để lưu trữ hình ảnh ghi lại được,

do đó có thể hoạt động độc lập,  không cần sử dụng đầu ghi hình mà vẫn có thể lưu lại được hình ảnh.

4. Thẩm mỹ: Camera IP sử dụng sóng wifi nên không cần dây kết nối, lắp đặt rất nhanh và

đẹp vì không phải đi dây loằng ngoằng.

5. Tiện ích: Bạn có thể xem camera qua máy tính, điện thoại, Ipad ở bất kì nới đâu có mạng

Internet. Điều khiển góc quay của camera online ngay trên máy tính

6. Bảo mật: camera ip được bảo mật cao với các chuẩn mã hóa dữ liệu WEP, WAP,

WPA2, TKIS, AES,…

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/camera-ip-la-gi-uu-diem-cua-camera-ip-so-voi-camera-analog-thong-thuong.html

Đăng ký gói cước Internet bao nhiêu là đủ?

Gói cước Internet bao nhiêu là đủ cho nhà bạn?


Các nhà cung cấp dịch vụ Internet luôn muốn người dùng đăng ký những gói cước có tốc độ cao hơn.

Tuy nhiên, bỏ qua mọi yếu tố marketing của nhà mạng, bạn có bao giờ tự đặt ra câu hỏi: Đăng ký gói cước Internet bao nhiêu là đủ? Câu trả lời sẽ phức tạp hơn so với bạn nghĩ đấy! Một gói cước inetrnet tốc độ cao không phải lúc nào cũng đáng "đồng tiền bát gạo" hơn đâu!

Có hai yếu tố chính mà bạn cần lưu tâm khi lựa chọn gói cước Internet, đó là trong gia đình bạn có bao nhiêu người sử dụng mạng internetlượng dữ liệu mà mọi người sử dụng thường là bao nhiêu.

Nếu bạn chỉ có nhu cầu xem video ở độ phân giải 1080p HD (không phải 4K), chúng tôi đề nghị mức băng thông tối thiểu là 5 Mbps trên mỗi người để đạt chất lượng stream ổn định nhất. Nếu bạn có điều kiện mua gói cao hơn thì quá tốt, nhưng 5 Mbps là mức tối thiểu.

Nếu công việc của bạn đòi hỏi băng thông lớn hơn ngoài việc xem video, chẳng hạn như thường xuyên tải lên/ tải xuống những tập tin có dung lượng lớn, thì tốc độ Internet sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc của bạn. Tải xuống một game có dung lượng 10 GB trên Steam sẽ mất tới gần 4 giờ nếu bạn sử dụng đường truyền 5 Mbps, nhưng chỉ mất khoảng 15 phút nếu bạn có đường truyền tốc độ 100 Mbps.

Tuy nhiên, máy chủ bạn tải File vẫn có quyền "bóp" băng thông tải file của bạn. Cho nên đừng ngạc nhiên nếu bạn bỏ nhiều tiền đăng ký một gói cước internet tốc độ cao nhưng đổi lại không được như mong đợi. Nói cách khác, ngay cả khi mua gói cước 1 Gbps để chơi game cho "đã", nhưng đừng bao giờ kì vọng bạn có thể tải file từ Steam với tốc độ như vậy. Các công ty cũng cần phải điều tiết tài nguyên máy chủ tải File của họ cho nhiều người dùng khác nữa chứ!

Nhìn chung, bạn vẫn có thể lướt web và thực hiện đa số các tác vụ hàng ngày ngay cả với đường truyền tốc độ khá chậm. Nếu các tác vụ tải xuống của bạn diễn ra chậm hơn so với kì vọng, hãy cân nhắc chi thêm tiền để đăng ký lắp đặt những gói cước cao hơn.

Còn nếu bạn thường xuyên live stream, sao lưu dữ liệu máy tính lên Internet hoặc gọi điện video cho người thân, hãy cân nhắc những gói cước có tốc độ tải lên cao hơn một chút.

 

stream phim Netflix
Stream phim Netflix

 

Ứng dụng nào thường "ngốn" băng thông nhiều nhất?


Tốc độ kết nối Internet hay còn gọi là băng thông (bandwidth), nếu kết nối Internet nhà bạn có tốc độ 25 Mbps, thì bạn có thể xem 5 bộ phim Netflix ở tốc độ 5 Mbps ở cùng một thời điểm.

Nhìn chung, stream phim là tác vụ "ngốn" băng thông nhiều nhất đối với người dùng phổ thông. Dịch vụ stream phim Netflix sử dụng băng thông khoảng 5 Mbps để stream một bộ phim có độ phân giải 1080p, và khuyên người dùng cần có đường truyền mạng internet tối thiểu là 25 Mbps để stream phim ở độ phân giải 4K.

YouTube thậm chí còn sử dụng nhiều băng thông hơn, do nhiều video đăng tải trên YouTube được quay ở tốc độ khung hình 60 fps (tốn băng thông gấp đôi so với video trên Netflix), và ở độ phân giải 1080p/60fps này, lượng băng thông tiêu thụ thường rơi vào khoảng 7 Mbps.

Nhưng vấn đề không chỉ 7 Mbps là đủ để stream một video YouTube, thực tế băng thông mà YouTube sử dụng có thể còn lớn hơn. Do YouTube thường tải trước video vào bộ nhớ đệm nhằm giúp trải nghiệm xem video của người dùng không bị gián đoạn. Cho nên YouTube vẫn sẽ có xu hướng sử dụng "bằng sạch" băng thông mạng nhà bạn.

Ngược lại nếu bạn không đủ băng thông để xem video ở chất lượng cao nhất, YouTube chỉ cho phép bạn xem ở độ phân giải 480p/30fps, hoặc thậm chí còn thấp hơn. Nhờ vậy, bạn vẫn có thể xem "mượt" với đường truyền chỉ 1 Mbps!

Netflix cũng có cơ chế hoạt động tương tự, nhằm điều chỉnh chất lượng video tương ứng với tốc độ mạng của người dùng. Nếu mạng nhà bạn có nhiều thiết bị cùng sử dụng, Router sẽ cân bằng lưu lượng dữ liệu giữa tất cả các thiết bị, và tốc độ stream phim của mỗi máy cũng được điều chỉnh theo một cách tương ứng.

Như vậy, trên phương diện nào đó, tốc độ Internet không phải là vấn đề duy nhất, bởi các dịch vụ stream video thường có cơ chế sử dụng tối đa băng thông có thể. Miễn là nhà bạn có tốc độ mạng đủ để stream đoạn video ở chất lượng thấp nhất, thì bạn sẽ không bao giờ bị "gián đoạn" đường truyền giữa lúc đang xem cả. Còn lại thì băng thông càng lớn bạn càng xem được video ở chất lượng cao hơn.

Nói chung tốc độ càng cao thì càng tốt, mặc dù đó không phải là yếu tố quyết định tất cả.

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/dang-ky-goi-cuoc-internet-bao-nhieu-la-du.html

Ứng dụng FPT Play đứng đầu truyền hình OTT tại Việt Nam

Truyền hình OTT dần thay đổi thói quen người dùng truyền hình tại Việt Nam


OTT là thuật ngữ dùng để nói đến các ứng dụng và nội dung được cung cấp trên nền tảng Internet.

Hiện, có hơn 30 doanh nghiệp truyền hình trả tiền và một nửa số đó được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền trên mạng Internet (OTT).

Mặc dù có đến 80% người Việt Nam xem nội dung truyền hình do các đơn vị trong nước sản xuất, tuy nhiên tỷ lệ bình quân khán giả xem và tiếp cận truyền hình có xu hướng giảm khiến tốc độ tăng trưởng thuê bao trả tiền theo hình thức truyền thống tăng trưởng chậm lại, chỉ ở mức 4-5%/năm.

Trái lại, thuê bao truyền hình OTT phát triển như vũ bão, năm sau gấp đôi năm trước, sẽ ngày càng chiếm ưu thế. Dư địa cho phát triển dịch vụ truyền hình OTT còn lớn. Chưa kể, sự hiện diện của HBO, Netflix cùng một số doanh nghiệp dịch vụ xuyên biên giới đang chờ cấp phép khác, OTT cho thấy một sự cạnh tranh khốc liệt.

 

truyền hình truyền thống
Truyền hình truyền thống

 

Ứng dụng FPT Play đứng đầu truyền hình OTT bản địa


Mới đây, cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử công bố số liệu của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khảo sát xu hướng xem của người dùng Internet tại một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet từ tháng 5 đến tháng 7/2019.

Khảo sát này đã điều tra xu hướng xem trên các dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT có thu phí, xem dịch vụ của các nhà cung cấp nội dung truyền hình xuyên biên giới có thu phí, xem mạng chia sẻ video xuyên biên giới có thu phí, xem trên các website cung cấp phim vi phạm bản quyền.

Kết quả: tính theo số lượt xem trên thiết bị, Youtube có số lượng lượt xem cao nhất là 2,6 triệu, Netflix thứ Nhì: 1,3 triệu, FPT Play đứng thứ Ba với 900.000.

Hai thương hiệu còn lại là ClipTV đạt 350.000 và VTVGo là 250.000. Trong nhóm OTT bản địa, FPT Play vững vàng ở vị trí cao nhất và cách xa 2 dịch vụ  kế tiếp.

 

Khảo sát từ Microsoft


Khảo sát của Microsoft cho hay, mặc dù lòng tin của người tiêu dùng đối với dịch vụ số suy giảm nhưng thói quen chi trả cho các dịch vụ này đã có nhiều chuyển biến tích cực. 72% khách hàng cho biết họ sẽ trả thêm phí để đảm bảo nhận được các dịch vụ, nội dung chất lượng tốt hơn.

Xu hướng của các OTT hiện tại là ứng dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, từ đó phân tích nhu cầu, mong muốn của khách hàng và đưa đến các nội dung theo đúng sở thích, thói quen, thời điểm cho từng đối tượng khác nhau. Sự dịch chuyển của người dùng khi xem các nội dung phim ảnh, giải trí, thể thao trên Internet thay vì ngồi trước TV được coi là mối đe dọa đối với ngành truyền hình trả tiền của Việt Nam

 

fpt_play
nhận diện FPT Play

 

Các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nói gì?

 

Các chuyên gia cũng cho rằng, trong cuộc đua ứng dụng OTT, sự thấu hiểu người dùng Việt sẽ giúp các nền tảng nội phân tích dữ liệu tốt hơn cũng như cung cấp các gói nội dung phù hợp hơn với thói quen và nhu cầu của người dùng. Mặt khác, nếu như truyền hình trả tiền truyền thống đang dần trở nên mờ nhạt và ngày càng gặp nhiều khó khăn, nhất là hiện nay sự cạnh tranh còn đến từ các doanh nghiệp viễn thông lớn, bởi những thế mạnh tài chính, công nghệ…

Tại sự kiện công bố dịch vụ truyền hình trực tuyến HBO GO lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam trên ứng dụng FPT Play hồi tháng 7, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, cũng thừa nhận xu thế và sự thay đổi thói quen người xem truyền hình.

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định cố gắng hết sức hỗ trợ những sáng kiến, mô hình khác nhau, lấy trải nghiệm người dùng làm trọng tâm và đúng quy định Nhà nước. Việc ra mắt ứng dụng HBO Go trên FPT Play cũng đúng xu thế Nhà nước dự định quản lý và tạo điều kiện cho những dịch vụ tương tự phát triển trong tương lai, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dùng.

 

FPT Play là gì?


FPT Play là một ứng dụng giúp cho người dùng có thể xem truyền hình trực tuyến, video trên nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại, máy tính và Smart TV. Đây là sản phẩm công nghệ của FPT Telecom và đang được hàng triệu người sử dụng để giải trí.

Hiện tại chỉ với 1 tài khoản trên hệ thống FPT Play, người dùng có thể xem trên 5 thiết bị. Nội dung của FPT Play liên tục được mở rộng cả về số lượng lẫn chất lượng, với hơn 150 kênh truyền hình, thể thao đỉnh cao như độc quyền Serie A, Ngoại hạng Anh, FA Cup, Champions League, V-League… kho phim bộ bản quyền “cực phẩm” được phát sóng song song với nước cung cấp, cùng các bộ Phim chiếu rạp được cập nhật nhanh nhất với chất lượng chuẩn HD.

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/ung-dung-fpt-play-dung-dau-truyen-hinh-ott-tai-viet-nam.html

WiFi thế hệ thứ 6 (802.11ax) chính thức được ra mắt

WiFi thế hệ thứ 6 (802.11ax) chính thức được ra mắt ngày 16/9.


Liên minh WiFi (WiFi Alliance) chính thức cấp chứng nhận chuẩn WiFi 6 cho các nhà sản xuất thiết bị có sử dụng WiFi Thế Hệ Thứ 6 802.11ax. WiFi Thế Hệ Thứ 6 với tốc độ cao, phạm vi phủ sóng rộng và độ bảo mật tốt hơn thế hệ cũ vừa được trình làng ngày 16/9.

Các tổ chức và doanh nghiệp dùng chuẩn mới có nhiệm vụ đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật giống nhau và nếu được, họ sẽ gắn biểu tượng WiFi 6 lên bao bì.

 

WiFi Thế Hệ Thứ 6 (802.11ax) chính thức được ra mắt
WiFi Thế Hệ Thứ 6 (802.11ax) chính thức được ra mắt

Sự ra đời của 802.11ax


Năm 2019, ước tính có khoảng 14,96 tỷ thiết bị kết nối thông qua WiFi, và dự kiến đến năm 2021, con số này sẽ tăng lên thành 22.2 tỷ thiết bị. Do đó, mạng WiFi tương lai cần phải có khả năng quản lý số dữ liệu ngày càng tăng cao này.

WiFi thế hệ thứ 6 IEE 802.11ax, có tiêu chuẩn WiFi hiệu quả cao đang nổi lên như một giải pháp khả thi nhất. Hứa hẹn sẽ cung cấp một trải nghiệm mạng nhanh hơn và ổn định hơn cho thập kỷ tiếp theo.

Sự kết  hợp của 1024-QAM và tăng OFDM symbol time đem đến cho Wifi thế hệ thứ 6 một kết nối tốc độ đáng kinh ngạc cộng với vùng phủ sóng được mở rộng hơn so với các chuẩn Wi-Fi trước. Với WiFi 6, giờ đây bạn đã có thể tận hưởng các video 4K một cách mượt mà, trải nghiệm các trò chơi nhập vai VR không có độ trễ ở mọi ngóc ngách trong ngôi nhà của bạn, từ phòng ngủ cho đến sân vườn thông qua kết nối 802.11ax nhanh và mạnh mẽ.

Ngoài ra với Với OFDMA, 802.11ax  có thể phân bổ băng thông một cách tối ưu, kết hợp với tính năng MU-MIMO đã được thay đổi cho cả up-link và down-link , hơn nữa, BSS color giúp cho việc truyền tải thông minh hơn; tất cả các yếu tố trên mang đến cho Router của bạn khả năng hoạt động với nhiều thiết bị kết nối hơn, ngay cả khi có nhiều tín hiệu chồng chéo.

 

Cấp Điều Chế Cao Hơn 1024-QAM Nhanh hơn 25% so với 256-QAM của 802.11ac


Với 1024-QAM, mỗi symbol mang theo 10 bits so với  8 bits trước đây, tăng tốc độ truyền tải lên 25% so với 802.11ac 256-QAM. Giúp việc tận hưởng các hoạt động đòi hỏi độ nhạy cao như các ứng dụng nhập vai VR với tai nghe không dây.

 

Đường truyền rộng hơn, Dung lượng cao hơn


Với độ rộng kênh lên đến 160MHz, 802.11ax có thể mang đến tốc độ truyền tải Wi-Fi hơn cả những gì bạn có thể tưởng tượng. Các luồng băng thông cũ hiện nay chỉ đạt ở mức 80Mhz tức là chỉ bằng 1 nữa so với thế hệ wifi 6 này

 

Loại bỏ hoàn toàn độ trễ


Hiệu suất của mạng WiFi suy giảm do số lượng thiết bị kết nối tăng lên dẫn m đến việc quá nhiều gói tin ngắn cần được truyền tải, gây ra nhiều tranh chấp và xung đột. 802.11ax sử dụng công nghệ OFDMA để giúp việc truy cập hiệu quả hơn.

OFDMA chia phổ vào các Đơn vị tài nguyên (Resource Units) và phân bổ chúng đến nhiều người dùng khác nhau, thậm chí nếu cần thiết, cho phép nhiều người dùng với nhu cầu băng thông khác nhau được phục vụ cùng lúc. Giống như một chiếc xe tải chở hàng cho nhiều người nhận trên cùng một chuyến - rõ ràng là hiệu quả sẽ cao hơn - cho cả up-link và down-link.
 

Wifi_6
Wifi 6 chuan ax

 

Bảo mật cao hơn


Ngoài ra, Wi-Fi 6 cũng có bảo mật cao hơn với WPA3 (Wi-Fi Protected Access) giúp thiết bị kết nối an toàn khi dùng modem có chuẩn này với mạng công cộng, chống lại các cuộc tấn công nặc danh, mã hóa thiết bị truy cập và kết nối dễ dàng hơn cho thiết bị không có màn hình.

Chuẩn mới cũng hỗ trợ TWT (Target Wake Time) cho phép thiết bị xác định thời gian và tần suất thức dậy để gửi hoặc nhận dữ liệu, điều này giúp cải thiện đáng kể thời lượng pin của chúng.

 

Downlink, Uplink Đều hỗ trợ MU-MIMO


Với OFDMA được giới thiệu cho việc sử dụng một sóng có thể hỗ trợ nhiều người dùng, MU-MIMO cũng được sử dụng để đạt được mục tiêu tương tự, tăng tính hiệu quả bằng cách tận dụng không gian để tạo ra nhiều luồng 802.11ax  nhân hiệu năng của 802.11ac bằng cách tạo lên đến 8 luồng trên một hướng, đồng thời hướng chúng đến nhiều thiết bị truy cập cùng lúc.

Bằng cách thêm một khung kiểm soát kích hoạt, 802.11ax giờ đây có thể hỗ trợ truyền tải nhiều người dùng MIMO cho cả up-link và down-link.

 

Giảm thiểu tối đa xung đột 


Nhiễu từ các mạng WiFi xung quanh sẽ làm ảnh hưởng đến mạng WiFi của bạn. BSS (Base Service Station) Color, như một dấu hiệu, có thể đánh dấu mỗi khung và cho Router/AP/Máy khách biết khung nào đến từ mạng xung quanh và bỏ qua chúng, cũng như các khung hiện tại nằm dưới ngưỡng yếu, tránh việc làm chậm hệ thống mạng và giảm thiểu nhiễu từ các mạng WiFi lân cận xuống mức thấp nhất có thể.

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/wifi-the-he-thu-6-802-11ax-chinh-thuc-duoc-ra-mat.html

Đo tốc độ mạng bằng Speedtest đúng cách như thế nào?

SpeedTest là gì?


SpeedTest là ứng dụng kiểm tra tốc độ mạng miễn phí, kiểm tra tốc độ và chất lượng kết nối của bạn mọi lúc, mọi nơi. Trong đó thể hiện rõ về tốc độ tải lên, tốc độ tải về và ping cùng với một vài thông số liên quan khác. 

SpeedTest còn lưu lại dữ liệu cho các lần kiểm tra trước đó, để theo dõi thông tin tốc độ mạng một cách chính xác. Thông qua biểu đồ hiển thị giúp bạn nắm rõ tình hình mạng của mình sử dụng như thế nào để có thể khắc phục được các tình trạng, sự cố gây giật, lag, cản trở quá trình truy cập internet của mình.

SpeedTest là sản phẩm của công ty Ookla hoạt động độc lập với một công ty mẹ về truyền thông kỹ thuật số có tên là Ziff Davis

 

Đo tốc độ mạng bằng Speedtest đúng cách
Đo tốc độ mạng bằng Speedtest đúng cách

 

Tải SpeedTest ở đâu?


Nếu đo tốc độ mạng internet trên máy tính, bạn không cần phải tải gì cả, chỉ cần lick trang chủ đây để đo: speedtest.net

Ngoài ra SpeedTest còn cung cấp một số ứng dụng trên các thiết bị khác nhau, mục đích để bạn có thể kiểm tra tốc độ và chất lượng kết nối chính xác nhất.

Tôi khuyên bạn nên tải ứng dụng thay vì đo tốc độ mạng qua trình duyệt, bạn có thể lick vào để tải:
 

Speedtest cho iOS 
Speedtest cho iOS

Speedtest cho Android
Speedtest cho Android

Speedtest cho Windows
Speedtest cho Windows

Speedtest cho Mac
Speedtest cho Mac

Speedtest cho Apple TV
Speedtest cho Apple TV

Speedtest cho Chrome
Speedtest cho Chrome

 

Tại sao Speedtest lại đưa ra nhiều ứng dụng cho nhiều thiết bị như vậy?


Các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, PC... có thể có các khả năng kết nối mạng internet hoặc WiFi rất khác nhau

Có nghĩa là trên 2 thiết bị khác nhau bạn đều có thể nhận được 2 kết quả từ Speedtest khác nhau, thậm chí sử dụng mạng cùng một nhà cung cấp dịch vụ.

Một số thiết bị có thể không đo được tốc độ đầy đủ của dịch vụ internet của bạn. Cũng có thể bộ định tuyến WiFi của bạn không hỗ trợ toàn bộ tốc độ dịch vụ của bạn.

 

Tiến hành đo tốc độ mạng bằng Speedtest


Khi đăng nhập vào ứng dụng bạn sẽ thấy một cho GO rất to, lick vào đó là bắt đầu đo tốc độ rồi, sau khi đó bạn có thể kiểm tra được các thông số sau:
 

1. Tốc độ tải xuống và tải lên

Tốc độ mạng của thiết bị bạn đang đo với đường truyền mạng, không có nghĩa là bạn đo thấp thì nhà mạng cung cấp gói thấp cho bạn.
 

2 Ping

Ping là độ trễ mạng không được vượt quá 150ms, hiện nay các nhà mạng tại Việt Nam nếu cung cấp đường truyền cáp quang thì Ping thường dao động từ 1-5ms

Ping và jitter là thước đo tốc độ bạn có thể yêu cầu và nhận dữ liệu ( ping ) và sự thay đổi trong thời gian phản hồi đó ( jitter ). Về bản chất, chúng  thước đo chất lượng kết nối của bạn và được sử dụng để chẩn đoán hiệu suất của các ứng dụng thời gian thực như truyền phát video hoặc thoại qua internet (VoIP).
 

3. Jitter và loss (mất gói)

Jitter là độ trễ thời gian bất thường trong việc gửi các gói dữ liệu qua mạng. Jitter chấp nhận được có nghĩa là những gì Speedtest sẵn sàng chấp nhận là sự biến động bất thường trong chuyển dữ liệu, Jitter nên dưới 30ms. Mất gói không nên nhiều hơn 1%
 

4. Biểu đồ thời gian thực cho thấy tính nhất quán của kết nối

Mạng ổn định tất nhiên là biểu đồ đường thẳg đẹp mắt, không lên xuống rồi.

Dưới đây là kết quả tôi đo được tại một quán caffe vừa lắp đặt gói cước Super 50Mbps của FPT Telecom HCM
 

đo tốc độ mạng bằng Speedtest mạng FPT
Kết quả đo tốc độ mạng bằng Speedtest gói cước 50Mpbs của FPT Telecom

 

đo tốc độ mạng bằng Speedtest mạng Viettel
Kết quả đo tốc độ mạng bằng Speedtest gói cước 40Mbps của Viettel Telecom

 

Nhiều người dùng lên mạng tải Speedtest về rồi bắt đầu test trong vòng 1 nốt nhạc, quá nhanh quá nguy hiểm nhưng bạn đã biết sử dụng chưa? Đây là những hướng dẫn từ chính Speedtest bạn có thể tham khảo thêm tại đây

 

Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả đo Speedtest?


Speedtest đo tốc độ giữa thiết bị của bạn và máy chủ thử nghiệm, sử dụng kết nối internet của thiết bị .

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tốc độ được ghi lại bằng một bài kiểm tra:

  • Các thiết bị (điện thoại, máy tính bảng, PC, v.v.) có thể có các khả năng kết nối mạng LAN và WiFi rất khác nhau. 
    Điều này có nghĩa là bạn có thể nhận được một kết quả Speedtest trên một thiết bị và kết quả khác trên một thiết bị khác, thậm chí sử dụng cùng một nhà cung cấp. Một số thiết bị có thể không đo được tốc độ đầy đủ của dịch vụ internet của bạn. Cũng có thể bộ định tuyến Wi-Fi của bạn không hỗ trợ toàn bộ tốc độ dịch vụ của bạn.

  • Máy chủ Speedtest có thể hoạt động khác nhau. Nói chung, bạn sẽ nhận được tốc độ nhanh hơn từ các máy chủ gần bạn hơn. Chúng tôi khuyên bạn nên thử nghiệm với nhiều máy chủ thử nghiệm khác nhau để có được bức tranh đầy đủ nhất về tốc độ của bạn. Speedtest có mạng máy chủ thử nghiệm lớn nhất thế giới, điều đó có nghĩa là bạn sẽ luôn có lợi ích khi thử nghiệm với máy chủ gần vị trí địa lý của mình.

  • Các dịch vụ kiểm tra tốc độ khác sử dụng các máy chủ khác nhau ở các địa điểm khác nhau so với Speedtest, do đó, sự khác biệt về tốc độ giữa các dịch vụ thử nghiệm không phải là hiếm.

  • Các trình duyệt (Chrome, Firefox, Edge, Safari, v.v.) có các khả năng khác nhau và có thể cung cấp các kết quả khác nhau, đặc biệt là trên các kết nối tốc độ cao.

 

Nên làm gì nếu tốc độ mạng internet của bạn bị chậm?


Trước khi bạn liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) hoặc nhà cung cấp dịch vụ di động, hãy kiểm tra xem liệu bạn có đang chạy bất kỳ bản tải xuống đang diễn ra nào không hoặc các chương trình khác như trò chuyện video có thể làm tắc nghẽn băng thông của bạn. 

Đóng chúng lại và kiểm tra lại. Nếu kết quả Speedtest của bạn vẫn có vẻ chậm, hãy khởi động lại điện thoại hoặc máy tính, modem và bộ định tuyến của bạn. Sau đó, đảm bảo rằng bộ định tuyến của bạn không có bất kỳ tính năng Chất lượng dịch vụ (QOS) nào được bật. Nếu điều đó không khắc phục được sự cố, đây là một vài bước nữa bạn có thể thử.

Liên hệ với ISP hoặc nhà cung cấp dịch vụ của bạn để được giúp đỡ là bước tiếp theo tốt sau khi bạn đã trải qua các bước này. Hãy nhớ rằng trên các kết nối băng thông cao hơn (150 Mbps trở lên), bạn sẽ cần một bộ định tuyến chất lượng cao hơn để theo kịp.

 

Tại sao tôi nhận được tốc độ khác nhau giữa máy tính và điện thoại/máy tính bảng của tôi?


Speedtest đang đo kết nối mạng thời gian thực của bạn, do đó đo tốc độ mạng được thực hiện trong vòng vài phút với nhau có thể thay đổi một chút dựa trên tắc nghẽn mạng và băng thông có sẵn. 

Nếu kết quả Speedtest của bạn khác biệt đáng kể, hãy đảm bảo rằng bạn đã:

  • Kiểm tra trên cùng một kết nối. Có nghĩa là nếu một thiết bị sử dụng WiFi còn thiết bị kia kết nối mạng LAN, bạn đang kiểm tra tốc độ của các kết nối khác nhau.

  • Kiểm tra đến cùng một máy chủ. Có nghĩa là Speedtest tự động chọn một máy chủ để kiểm tra dựa trên ping, nhưng bạn cũng có thể chọn một máy chủ để kiểm tra mạng.

Ngoài ra, cũng lưu ý rằng có sự khác biệt lớn về WiFi và chất lượng sóng di động và chất lượng xử lý luồng MIMO giữa các thiết bị. 

Những loại kết nối này có thể khiến một thiết bị cung cấp kết quả kiểm tra chậm hơn so với thiết bị hoặc máy tính khác.

 

Tốc độ mạng như thế nào để sử dụng tốt?
 

tốc độ dowload và upload cần thiết khi sử dụng mạng
Tốc độ dowload và upload cần thiết khi sử dụng mạng

 

Qua hình ảnh trên ta có thể thấy được điều gì?

Trên các vòng tròn, Màu xanh tượng trưng cho tốc độ tải xuống(download). Màu Tím tượng trưng cho tốc độ tải lên(upload).

- Với các dịch vụ như gửi Email, mạng xã hội, nghe nhạc, hay xem stream chất lượng SD thì tốc độ mạng tải lên khoảng 2 Mbps là có thể đáp ứng được, tốc độ Upload không đáng kể

- Với các dịch vụ như Upload hình ành, xem Stream chất lượng HD 1080 hay Video chat thì cần 10 Mbps

- Với các dịch vụ xem Phim 4K hay Stream chất lượng cao trên Tivi thì bạn cần gói băng thông tải xuống là  25 Mbps, upload không đáng kể

 

Kết luận gì qua bài hướng dẫn sử dụng Speedtest đo tốc độ mạng đúng cách này?
 

1. Đo tốc độ là giữa thiết bị của bạn và máy chủ thử nghiệm, kết nối internet của thiết bị.

2. Nên đo tốc độ mạng bằng Speedtest trên thiết bị có kết nối mạng LAN

3. Nên tắt hết ứng dụng đang chạy trên thiết bị kiểm tra của bạn

4. Đảm bảo rằng chỉ một mình bạn đang dùng internet trên đường truyền nhà mạng cung cấp.

5. Nên đo bằng ứng dụng Speedtest đưa ra để cho kết quả chính xác nhất.

6. Cuối cùng là nếu bạn không đảm bảo hiểu các yếu tố trên trước khi đo tốc độ mạng bằng Speedtest thì kết quả chỉ là tốc độ mạng trên thiết bị của bạn thôi, chứ không phải kết luận là tốc độ nhà mạng FPT, Viettel, VNPT...  cung cấp cho bạn, bóp băng thông của bạn.

 

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/do-toc-do-mang-bang-speedtest-dung-cach.html

Đổi mật khẩu Wifi FPT G97RG6M

Modem wifi FPT G97RG6M


Hiện tại modem wifi FPT G97RG6M là thiết bị đầu cuối khách hàng được trang bị khi đăng ký lắp đặt dịch vụ internet FPT và combo internet truyền hình FPT

Tại Việt Nam, modem wifi G97RG6M chính là sản phẩm công nghệ GPON duy nhất hỗ trợ cả 2 băng tần 2.4 GHz và 5.5 GHz, được một nhà mạng trang bị miễn phí cho khách hàng sử dụng.
 

Tham khảo thêm các gói cước FPT trang bị Wifi này tại đây

 

Wifi FPT G97RG6M
Wifi FPT G97RG6M

 

Đặc điểm kỹ thuật nổi bật của modem wifi FPT G97RG6M


- Chuẩn wifi 802.11a/b/g/n/ac

- Phát sóng cùng lúc trên 2 băng tần kép 2.4 GHz và 5.5 GHz, độ rộng mỗi kênh lên đến 160Mhz

- Tiêu chuẩn ITU - G.984 cung cấp kết nói truyền tải download lên tới 2.5Gbps và Upload đến 1.24Gbps trên công nghệ Gpon.

- Tiêu chuẩn OMCI có thể quản lý từ xa và hỗ trợ toàn bộ các tính năng trong FCAPS bao gồm giám sát và quản lý bảo trì.

- Công nghệ MU-MIMO (Multiple In, Multiple Out) sử dụng nhiều ăng-ten để giao tiếp với các thiết bị wifi giúp tăng tốc độ mạng.

- Hỗ trợ toàn diện công nghệ Triple-play, dịch vụ internet truyền hình trên cùng một đường truyền.

- Tắt và bật sóng WPS(Wi-fi Protected Setup) để kết nối 2 thiết bị không cần đến tài khoản (username) và (password).

- Cấu hình đa SSID

- Công suất phát EIRP <= 20dBm , Độ lợi Anten: 5dBi

- 2x2 Antenna (2 ăng-ten phát x 2 ăng-ten nhận)

 

Vì sao nên sử dụng modem wifi FPT G97RG6M


- Được trang bị miễn phí.

- Là thiết bị 2 băng tần chuẩn AC duy nhất được một nhà mạng tại Việt Nam trang bị cho khách hàng.

- Băng tần 5Ghz dành cho các khu vực kín, nhà có tường dày, như nhà cao tầng trong thành phố.

- Băng tần 2,4Ghz dành cho các khu vực thông thoáng có thể phát bán kính rất xa và mạnh cho kinh doanh hàng quán.

- Chuẩn wifi AC Wave 2 MU-MIMO mạnh hơn khoảng 3 lần so với chuẩn WiFi cũ cùng số lượng 2x2 Antenna.

- Bảo hành trọn đời trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ internet FPT.

- Bật tắt modem, đổi mật khẩu, đổi tên wifi bằng app HiFPT ngay trên điện thoại.

 

Mô tả chi tiết các nút, cổng kết nối và đèn trên modem wifi G97RG6M
 

Cac nút, đèn và các cổng kết nối trên modem wifi G97RG6M


Các nút và cổng kết nối trên modem wifi G97RG6M


Nút WLan: Bật tắt nhanh Wifi

Nút WPS: giúp kế nối đến wifi mà không cần dùng đến mật khẩu

Nút Reset: nằm chìm bên trong, để khôi phục cài đặt gốc từ nhà sản xuất

Nút Power: bật tắt nguồn Modem

Cổng LAN: kết nối thiết bị dùng mạng LAN với modem qua dây LAN

Cổng nguồn: để ghim nguồn điện

Cổng USB: để làm ổ lưu trữ dùng chung hoặc để up firmware

 

Trạng thái của các đèn trên wifi G97RG6M

 

Đèn   Trạng Thái Mô Tả
Power   Xanh/sáng đứng Bình thường
  Tắt Không có nguồn điện
AUTH   Xanh/sáng đứng Đăng ký thành công và hoạt động
  Tắt Đăng ký lỗi, không hoạt động
Optical   Xanh/sáng đứng Đường tín hiệu quang tốt
  Tắt Đường tín hiệu quang không tốt
Internet   Xanh/sáng đứng Đăng ký PPOE/DHCP thành công
có thể sử dụng internet được
  Tắt Chưa được cấu hình hoặc không hoạt động
LAN
1, 2 , 3
  Xanh/sáng đứng Đang có kết nối
  Xanh/sáng nhấp nháy Đang nhận và truyền dự liệu
  Tắt Không có kết nối, hoặc ngưng hoạt động
SBT   Xanh/sáng đứng Đang có kết nối
  Xanh/sáng nhấp nháy Đang nhận và truyền dự liệu
  Tắt Không có kết nối, hoặc ngưng hoạt động
2.4G   Xanh/sáng đứng Bình thường
  Xanh/sáng nhấp nháy Đang nhận và truyền dự liệu
  Tắt Không hoạt động
5G   Xanh/sáng đứng Bình thường
  Xanh/sáng nhấp nháy Đang nhận và truyền dự liệu
  Tắt Không hoạt động
USB   Xanh/sáng đứng Bình thường
  Tắt Không có kết nối

 

Hướng dẫn lắp Wifi G97RG6M với đầu dây quang FC


Mục đích cho người dùng có thể tháo, lắp dễ dàng để có thể di chuyển modem wifi sang vị trí khác trong nhà, hoặc đem theo khi chuyển địa chỉ lắp đặt.

Gồm có 3 thao tác đơn giản làm theo như trong hình bên dưới
 

Tham khảo thêm bài viết Hướng dẫn khảo sát và lắp đặt Wifi

 

Thao tác gắn đầu dây cáp quang vào modem

 

Đổi mật khẩu Wifi FPT G97RG6M trên máy tính


Bài viết sẽ hướng dẫn cho người dùng Đổi mật khẩu Wifi FPT G97RG6M một cách dễ hiểu và cơ bản nhất để ai cũng có thể làm được ngay tại nhà

 

các thông số mặt sau modem

 

Bước 1: Xác định các thông số có trên mặt sau Wifi G97RG6M như hình trên


Địa chỉ IP truy cập vào modem trên trình duyệt là: 192.168.1.1

Username khi đăng nhập vào địa chỉ 192.168.1.1 là: admin

Password khi đăng nhập vào địa chỉ 192.168.1.1 là: 9812737667 (mỗi thiết bị khác nhau)

 

Bước 2: Tiến hành đổi tên sóng Wifi và đổi mật khẩu Wifi G97RG6M


Bạn tiến hành đăng nhập vào giao diện modem với nhưng thông tin đã xác định tại Bước 1

Để tiến hành đổi sóng Wifi bạn cần thao tác trên máy tính có kết nối mạng LAN trực tiếp với modem G97RG6M (không qua hub)

Kết nối bằng wifi vẫn thao tác được nhưng khi tiến hành đổi tên sóng, bạn sẽ bị mất kết nối và phải dò lại tên Wifi mới cũng như sau đổi mật khẩu bạn lại phải đăng nhập lại mật khẩu. Thật là phiền phức phải không?


A. Đổi tên sóng Wifi
 

đổi tên sóng wifi trên modem G97RG6M


Sau khi đã đăng nhập thành công vào giao diện của modem G97RG6M ta làm như sau:

  1. Trên thanh menu ngang trên cùng chọn Wireless setup

  2. Trên cột menu bên trái (có 2 phần 2.4G và 5G) chọn SSID phần của 5G

  3. Trong giao diện giữa, tại mục Set SSID state => tick chọn Enable

  4. Tại mục Enter a SSID name hãy xóa tên wifi cũ đi và đặt lại tên mới.

  5.  Ở dưới cùng hãy lick vào Apply để lưu cấu hình bạn vừa cài đặt.

 

B - Đổi mật khẩu Wifi


Sau khi lưu cấu hình đổi tên sóng bên trên, tiếp theo là tiến hành đổi mật khẩu cho wifi

đổi mật khẩu wifi fpt G97RG6M

 

  1. Ở cột menu bên trái lick tiếp vào Wireless Security

  2. Giao diện ở giữ hiện ra, trong mục 4. Enter security passphrase xóa mật khẩu cũ đi và đặt lại mật khẩu mới

  3. Nhấn vào Apply ở mục 5 để lưu cấu hình vừa đổi

 

Đổi mật khẩu Wifi FPT G97RG6M trên HiFPT


Đổi mật khẩu wifi trên ứng ụng HiFPT rất tiện lợi, bạn không cần phải hiểu biết về công nghệ, có thể đổi mật khẩu ở bất kỳ ở đâu không nhất thiết phải ở nhà và đổi bất cứ lúc nào bản cảm thấy wifi chậm. Và dĩ nhiên là có thể đổi mật khẩu wifi FPT bất kỳ phiên bản modem nào được FPT telecom trang bị cho bạn.

 

đổi mật khẩu wifi fpt G97RG6M trên hifpt

 

Bước 1: Trong giao diện quản lý HiFPT ➱ trong phần Modem ➱ chọn Quản lý

Bước 2: Trong phần Wifi ➱ chọn sóng 2.4Ghz hoặc 5Ghz cần đổi mật khẩu

Bước 3: Chọn vào Đổi mật khẩu

Bước 4: Đặt mật khẩu theo hướng dẫn ô trên và lặp lại tương tự ô dưới (Lưu ý mật khẩu wifi chỉ được phép nhập chữ không dấu và số, và các ký tự %$#@!:;_-, độ dài cho phép từ 8 đến 20 ký tự)

Bước 5: Lưu thay đổi mật khẩu vừa nhập ở trên

➱ Lúc này hệ thông sẽ gửi 1 tin nhắn SMS mã OTP vào số điện thoại quản lý ứng dụng HiFPT(là số điện thoại bạn dùng để đăng ký HiFPT)

Bước 6: Nhập mã OTP mà FPT Telecom vừa gửi cho bạn qua tin nhắn SMS vào.

 

Như vậy là ta đã hoàn tất xong đổi tên sóng wifimật khẩu trên wifi FPT G97RG6M rồi, việc cần làm tiếp theo là kiểm tra lại các thiết bị di động sử dụng wifi như điện thoại, laptop, smart tivi... đăng nhập và sử dụng tên sóng Wifi mới.

 

Giá của Modem Wifi FPT G97RG6M


Hiện tại thiết bị này được FPT Telecom trang bị miễn phí cho khách hàng khi đăng ký dịch vụ.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình sử dụng lỗi do người dùng làm thất lạc, cháy nổ... sẽ được hỗ trợ thiết bị mới với mức giá là 330.000 đồng/thiết bị.

Khách hàng đang sử dụng các loại modem wifi FPT phiên bản cũ hơn, cũng có thể đem thiết bị cũ lên địa chỉ giao dịch đổi với mức giá 330.000đ/thiết bị.

 

Cuối cùng là những lưu ý khi sử dụng modem wifi FPT G97RG6M


Nếu thiết bị di động nhà bạn kết nối wifi modem G97RG6M khó khăn, lúc được lúc mất thì tốt nhất bạn nên tắt chế độ 5GHz chuyển sang 2.4GHz . Vì có thể thiết bị của bạn không được hỗ trợ wifi chuẩn AC. Điều này sảy ra khá phổ biến vì đa phần những thiết bị sử dụng wifi trong nhà đều đã cũ.

Điển hình như iPhone 5S, do chỉ có chuẩn 802.11a/b/g/n nên chiếc điện thoại này sẽ không thể bắt sóng wifi 5GHz.

Lưu ý tiếp theo là thiết bị này không sử dụng được cho các nhà mạng khác ngoài FPT Telecom.

Nếu trong quá trình đổi mật khẩu Wifi FPT G97RG6M bạn gặp vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại đặt câu hỏi bên dưới.

Nếu bài viết hữu ích, hãy chia sẻ để mọi người cùng thực hiện với bạn nhé.

 

Xem thêm Cách đổi pass Wifi Fpt thành công 100% các phiên bản khác

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/doi-mat-khau-wifi-fpt-g97rg6m.html