Trực tiếp AAA và MAMA 2019 độc quyền trên Truyền hình FPT

Giải thưởng nghệ sĩ Châu Á Asia Artist Awards (AAA) 2019


2019 năm nay giải thưởng nghệ sĩ Châu Á Asia Artist Awards (AAA) và Mnet Asian Music Awards (MAMA) diễn ra vào ngày 26/1104/12 sắp tới sẽ được truyền hình trực tiếp độc quyền trên truyền hình FPT.

Đây là kết quả của việc Truyền hình FPT đạt được thoả thuận với phía đại diện Hàn Quốc chính thức sở hữu bản quyền truyền thông, độc quyền phát sóng trực tiếp sự kiện AAA 2019 sắp diễn ra tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội và MAMA 2019 tại Nagoya Dome, Nhật Bản.
 

Truyen hinh FPT se phat song truc tiep tat ca cac man bieu dien

Truyền hình FPT sẽ phát sóng trực tiếp tất cả các màn biểu diễn trao giải AAA vào đêm 26/12
và ngay sau đó ngày 04/12 là MAMA

 

Năm nay, lần đầu tiên Asia Artist Awards (AAA) tổ chức tại nước ngoài và Việt Nam là quốc gia giành quyền đăng cai tổ chức. Gần 30 nghệ sĩ KBiz tham gia là một con số khổng lồ chưa từng có so với các show Kpop trước đây. Những cái tên hàng đầu trong Kpop như SUPER JUNIOR, TWICE, RED VELVET, Ji Chang Wook, Yoona… sẽ được lên sóng trực tiếp độc quyền tại Truyền hình FPT.
 

Hãy đăng kí ngay Truyền hình FPT để thưởng thức những giây phút đáng nhớ khi đồng hành cùng những nghệ sĩ nổi tiếng bật nhất Châu Á.

 

Với những kênh truyền hình giải trí chất lượng cao, độc quyền, đa dạng về thể loại, có cả các chương trình trong nước và quốc tế, Truyền hình FPT ngày càng thu hút được số lượng lớn khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ.

Lưu ý: Hiện tại nền tảng Truyền hình OTT là FPT Play vẫn đang xin phép trực tiếp, các bạn có thể theo dõi bài này nếu có kết luận.

 

Twice nhóm nhạc nữ hàng đầu K-POP hiện nay

Đang dẫn đầu bình chọn nhóm nhạc yêu thích nhất tại AAA,
liệu các cô nàng xinh đẹp Twice có bị 4 nàng Black Pink đánh bại?

 

 

Giải thưởng âm nhạc Mnet Asian Music Awards (MAMA) 2019


Ngoài ra, giải thưởng Mnet Asian Music Awards (MAMA) 2019 – một trong những lễ trao giải âm nhạc Hàn Quốc được chờ đợi nhất diễn ra vào ngày 4/12 tại Nagoya Dome, Nhật Bản cũng sẽ được Truyền hình FPT độc quyền phát sóng trực tiếp.

Năm nay, "Mnet Asian Music Awards 2019" vừa tuyên bố nghệ sĩ US-UK đầu tiên tham gia chính là ngôi sao nhạc pop người Anh nổi tiếng Dua Lipa. Như vậy, có mặt tại Nagoya Dome ở Nhật Bản ngày 4 tháng 12 sắp tới ngoài dàn line-up đã công bố như BTS, GOT7, MONSTA X, Seventeen, TWICE,… thì chúng ta còn có thêm giọng ca của "Don't Start Now"

7 chàng trai BTS tại AAA

7 anh chàng điển trai tài năng BTS,
nhóm nhạc K-pop được yêu thích nhất thế giới cũng góp mặt tại MAMA
 

Các Fan K-Pop hay Quốc tế nếu không thể đến trực tiếp cổ vũ thần tượng thì giờ cũng đã có thể hoàn toàn yên tâm, Truyền hình FPT sẽ đưa thần tượng đến gần với bạn hơn bao giờ hết. Hãy cùng nhau tiếp sức hết mình cho idol thông qua các kênh và ứng dụng Foxy của Truyền hình FPT.

 
Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/truc-tiep-aaa-va-mama-2019-doc-quyen-tren-truyen-hinh-fpt.html

[Fcitizen] Ưu đãi internet dành cho người FPT

Ưu đãi cho ngưởi FPT sử dụng Internet


FPT Telecom sẽ khuyến mãi giảm 75% cước phí Internet cho một số gói cước. Ngoài ra, người FPT cũng được mua thiết bị truyền hình FPT với giá ưu đãi 300.000 đồng (so với giá khách hàng thường là 2,5 triệu đồng).

Khuyến mãi này chỉ áp dụng tại những nơi FPT có hạ tầng cáp quang FPT và dành cho nhân viên thuộc Tập đoàn FPT có hợp đồng dài hạn (3 năm hoặc không thời hạn), cán bộ quản lý từ phó phòng hoặc cán bộ có level 3 trở lên.

Phạm vi các đơn vị áp dụng gồm: FPT HO(FHO), FPT Trading(FTG), FPT IS(FIS), FPT Software(FSoft), FPT Education(FE), FPT Telecom(FTel), FPT Online(FO),  FPT Retail(FRT), TIN/PNC và SENDO.

"Chương trình là hoạt động chào đón sinh nhật lần thứ 26 của tập đoàn và cũng là tiếp thu ý kiến "nhân dân" ở hội nghị Vivek Paul, nhằm mang đến cho "người nhà" dịch vụ Internet FPT ưu đãi với giá cả và chất lượng tốt nhất", anh Trần Thanh Hà, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc khách hàng FPT HCM, cho hay.

Người FPT có thể đăng ký tham gia chương trình qua địa chỉ https://fcitizen.fpt.vn/

Tài khoản đăng nhập là tài khoản email của tập đoàn

Nếu có thắc mắc Quý khách vui lòng liên hệ bộ phận Chăm sóc Khách hàng FPT Telecom tại: https://fpt.workplace.com/groups/CSKHFTEL/

 

Một số hình ảnh giá cước ưu đãi của FPT Telecom dành cho người FPT

 

bảng giá internet dành cho người FPT

Bảng giá internet dành cho người FPT

 

Bảng giá thiết bi FPT Play Box cho người FPT

Bảng giá thiết bi FPT Play Box cho người FPT

 

Bảng giá dịch vụ FPT Play cho người FPT

Bảng giá dịch vụ FPT Play cho người FPT

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/fcitizen-uu-dai-internet-danh-cho-nguoi-fpt.html

Đăng ký Foxy, nhận ngay Iphone 11

Nhận ngay Iphone 11 khi đăng ký Foxy


Foxy - ứng dụng cho phép người dùng thưởng thức các nội dung yêu thích của Truyền hình FPT mọi lúc mọi nơi bằng các thiết bị di động.

Từ ngày 11/11, khách hàng đăng ký Foxy sẽ nhận được ngay 30 ngày sử dụng miễn phí. Ngoài ra, người dùng còn có cơ hội bốc thăm trúng thưởng 4 chiếc điện thoại iPhone 11 cùng nhiều phần quà may mắn khác.

Người dùng tham gia chương trình khuyến mãi “Đăng ký Foxy - Rinh ngay iPhone 11” cần đáp ứng 2 điều kiện. Khách hàng là thuê bao của Truyền hình của FPT. Đăng ký mới ứng dụng Foxy từ ngày 11/11 đến hết ngày 31/12. Thứ hai, hợp đồng của khách hàng đã kích hoạt ứng dụng Foxy trước thời điểm quay thưởng.

Khi đăng ký chương trình, khách hàng nhận được bộ mã số. Mã số của khách hàng được định hình là mã của bộ giải mã (MAC box) gồm 12 ký tự: bộ số và chữ cái. Trong trường hợp khách hàng xử dụng nhiều bộ giải mã thì MAC box được xác định là mã chính dùng để quay thưởng.
 

Đăng ký Foxy, nhận ngay Iphone 11

Foxy - 1 ứng dụng của Truyền hình FPT


Ứng dụng Foxy được ra mắt vào ngày 9/10


Đây là ứng dụng di động hỗ trợ khách hàng xem Truyền hình FPT thông qua các thiết bị di động bao gồm điện thoại di động và máy tính bảng, thay vì chỉ xem thông qua màn hình TV tại nhà. Khách hàng chỉ cần đăng ký tài khoản thông qua bộ giải mã FPT và cài đặt ứng dựng Foxy trên thiết bị di động.

Với giao diện đơn giản, hiện đại, người dùng sẽ nhanh chóng thành thạo Foxy sau vài thao tác. Các chuyên mục giải trí cũng được phân chia rõ ràng, giúp người dùng dễ dàng khám phá và thưởng thức 100% nội dung có bản quyền của Truyền hình FPT như phim truyện, giải trí, thể thao, thiếu nhi…

Bên cạnh đó, dù có di chuyển tới đâu, hay xem trên bất kỳ thiết bị nào, thì thói quen, lịch sử, nội dung yêu thích của từng cá nhân vẫn sẽ được lưu trong tài khoản Foxy, được hiển thị ở mục Xem gần đây hoặc Yêu thích và Theo dõi. Điều này giúp người dùng tiết kiệm thời gian, chủ động tìm kiếm, xem tiếp các nội dung đang xem trên tivi bằng các thiết bị di động thông minh hoặc ngược lại mà không bị giới hạn không gian, thời gian.

Với việc ra đời của ứng dụng di động Foxy, Truyền hình FPT mong muốn mang đến sự chủ động hơn cho người dùng khi luôn có thể mang theo và thưởng thức những nội dung đặc sắc của Truyền hình FPT mọi lúc mọi nơi. Từ đó, việc theo dõi chương trình sẽ trở nên trọn vẹn hơn, giúp cảm xúc của khán giả không bị gián đoạn.

 

Truyền hình FPT khuyến mãi tháng 11


Tiếp nối cùng với sự kiện nhận Iphone 11 của ứng dụng Foxy, truyền hình FPT cũng đưa ra chương trình cực kỳ hập dẫn

Theo đó, khi khách hàng đăng ký lắp đặt gói cước combo internet truyền hình FPT chọn hình thức thanh toán trả trước 6th hoặc 12th sẽ được tặng ngay voucher khuyến mại thêm 1 tháng.

Cụ thể như sau 3 gói cước phổ thông nhất dành cho cá nhân gia đình như sau:

Gói cước Combo Super 22 giá cước khu vực ngoại thành là 215.000 đồng/tháng,

- Khách hàng thánh toán 6 tháng là 1.290.000 đồng sử dụng được 8 tháng (tặng 2 tháng)

- Khách hàng thánh toán 12 tháng là 2.580.000 đồng sử dụng được 15 tháng ( tặng 3 tháng)
 

Gói cước Combo Super 35 giá cước khu vực ngoại thành là 255.000 đồng/tháng

- Khách hàng thánh toán 6 tháng là 1.530.000 đồng sử dụng được 8 tháng (tặng 2 tháng)

- Khách hàng thánh toán 12 tháng là 3.060.000 đồng sử dụng được 15 tháng (tặng 3 tháng)
 

Gói cước Combo Super 50 giá cước khu vực ngoại thành là 305.000 đồng/tháng

- Khách hàng thánh toán 6 tháng là 1.830.000 đồng sử dụng được 8 tháng (tặng 2 tháng)

- Khách hàng thánh toán 12 tháng là 3.660.000 đồng sử dụng được 15 tháng (tặng 3 tháng)
 

Ngoài ra khi thanh toán trước cước 6th và 12 tháng khách hàng còn được ưu tiên hơn.

- Thủ tục đăng ký lắp đặt đơn giản hóa chỉ cần CMND hoặc Căn cước

- Miễn phí toàn bộ công lắp đặt

- Miễn phí toàn bộ đường dây, thiết bị đầu cuối

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/dang-ky-foxy-nhan-ngay-iphone-11.html

Lắp camera an ninh: Những sai sót tuyệt đối nên tránh

Nhờ người khác lắp đặt camera an ninh cho mình


Không cần bàn đến các yếu tố công nghệ cao siêu như hacker tấn công xâm nhập vào thiết bị hoặc lỗ hổng bảo mật, sơ ý về bảo mật cũng có thể khiến thiết bị Camera an ninh được "mở cửa" cho người lạ "vào nhà" mình.

Camera an ninh IP kết nối qua mạng Internet WiFi đều được các gia gia đình sử dụng hiện nay. Những loại này thường có giá rẻ đến mức bình dân, gia đình nào cũng có thể mua về sử dụng. Việc lắp đặt cũng đơn giản, chỉ cần kết nối mạng WiFi, vị trí gắn đâu cũng được, miễn có nguồn điện để thiết bị hoạt động liên tục.

Tuy nhiên, việc lắp đặt Camera an ninh có đôi chút khó khăn ở thao tác cài đặt phần mềm trên điện thoại, kết nối camera với điện thoại và thiết lập phần mềm quản lý. Dù các thiết bị và phần mềm điều khiển đều có hướng dẫn khá cụ thể, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện dễ dàng. Do vậy, nhiều người thường nhờ đến những người rành nghề hơn làm giúp, hoặc có thể thuê nhân viên dịch vụ kỹ thuật đến nhà cài đặt giúp.

Một trong những sai lầm của nhiều người dùng hiện nay là nhờ người khác lắp đặt các camera cho mình... rồi để họ quản lý luôn. Nhiều người dùng nhờ người khác cài đặt giúp rồi đọc luôn tên đăng nhập, mật khẩu cho họ và sau đó không "buồn" sửa lại. 

Đây là điều tối kỵ trong việc bảo mật tài khoản cá nhân, dù người cài đặt giúp mình có là người quen, thân đi nữa. Nhiều người dùng sẽ không biết được rằng người kia chỉ cần nhớ tên và mật khẩu, họ chỉ việc cài đặt phần mềm quản lý lên điện thoại của họ, đăng nhập vào tài khoản quản lý là có thể "sở hữu" những hình ảnh từ chiếc camera an ninh trong gia đình khổ chủ.
 

Nhờ người khác lắp đặt camera an ninh cho mình

 

Để nguyên thiết lập mặc định của nhà sản xuất camera


Một sai lầm khác là nhiều người dùng để nguyên thiết lập mặc định của nhà sản xuất thiết bị và sử dụng, vì cứ đinh ninh chỉ có điện thoại của mình mới điều khiển được camera an ninh ở nhà.

Những thiết lập mặc định có thể là dạng public (công khai, không cần mật khẩu đăng nhập) hoặc mật khẩu đơn giản (thường là 123456 hay abcdef)... 

Những thông tin về thiết lập mặc định của nhà sản xuất camera trong các thiết bị hoàn toàn có thể dễ dàng tìm thấy trên internet. Khi đó, những kẻ có ý đồ hoặc "hàng xóm tốt bụng" tò mò có thể dùng các phần mềm dò tìm camera hoặc phần mềm quản lý để kết nối với camera của nhà bạn.

 

Khi chủ nhà bị theo dõi ngược


Rất nhiều những video quay lén "chuyện trong nhà" được đưa lên các mạng xã hội để câu "like", "view", trong đó có những video được "lấy trộm" từ các camera an ninh của các gia đình khổ chủ. 

Trên mạng xã hội Facebook cũng từng râm ran một số câu chuyện về những đoạn video ghi lại cảnh sinh hoạt riêng tư của vợ chồng bị lộ từ chính camera an ninh trong nhà họ. Người tiết lộ đoạn video đó lên mạng (tự xưng) là thợ đã lắp đặt camera.
 

rất nhiều website hướng dẫn cách hack camera

 

Có rất nhiều website hướng dẫn cách hack camera của các hãng camera an ninh phổ biến nhưng bảo mật kém.

 

Các chuyên gia bảo mật vẫn thường cảnh báo không có thiết bị kết nối mạng nào là an toàn tuyệt đối.

Camera an ninh cũng vậy, dù chức năng của nó là "đảm bảo an ninh". Chúng ta từng nghe nhiều chuyện như hệ thống mạng của các ngân hàng, hàng không, cơ quan an ninh bị tấn công dù được bảo mật vô cùng chặt chẽ. 

Các chuyên gia bảo mật thường khuyên người dùng đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào hệ thống quản lý những chiếc camera ở nhà mình. Nó hoàn toàn có thể bị kẻ xấu xâm nhập không chỉ bởi những sai lầm, chủ quan của người dùng nêu trên mà còn cả những lỗi bảo mật mạng.

Vì tin tưởng vào sự an toàn của camera an ninh, nhiều người không ngần ngại lắp đặt camera ở những nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động riêng tư như... phòng ngủ. Lý do thì nghe có vẻ hợp lý và dễ thông cảm như: "vợ và con nhỏ hay chơi ở trong phòng ngủ nên lắp đặt ở đó để tiện quan sát"; "hay vắng nhà nên cần camera mọi ngóc ngách"... Với suy nghĩ này, chính họ đã tự đặt mình vào nguy cơ bị "theo dõi ngược" mà không hề hay biết.

Hệ quả xấu của việc bị theo dõi ngược chắc chắn không chỉ đơn giản là những đoạn video sinh hoạt riêng tư trên. Một khi đã xâm nhập được hệ thống camera, những kẻ xấu hoàn toàn sử dụng vào mục đích xấu khác trong một thời gian dài. 

Chẳng hạn như họ sẽ có trong tay thông tin về thói quen sinh hoạt trong gia đình: giờ giấc đi về, làm việc, đi lại của từng người trong nhà, việc đưa đón trẻ đi học, đi chơi... Thậm chí có thể là tài sản trong nhà được cất giấu ở đâu. Từ đó, kẻ xấu có thể "ra tay" thực hiện ý đồ bất kỳ lúc nào. Đến khi gia chủ hiểu chuyện thì đã quá muộn!

 

Hãy tự bảo vệ mình trước camera an ninh


Điều nguy hiểm là những diễn tiến của các hoạt động này lại không thể được nhìn thấy. Người dùng không thể nhận biết được khả năng có thể gia đình mình đang bị "theo dõi ngược" bởi chính camera an ninh của mình.

Theo các chuyên gia an ninh mạng, việc sử dụng camera an ninh đương nhiên là tốt cho sự an toàn của các gia đình, nhưng người dùng cũng không nên chủ quan đặt trọn niềm tin vào nó. Bên cạnh việc tuyệt đối bảo mật tài khoản quản trị hệ thống camera, người dùng cũng nên cân nhắc vị trí lắp đặt. Nếu không quá cần thiết, không nên đặt camera ở những nơi thường diễn ra tình huống "nhạy cảm", nơi thường diễn ra sinh hoạt gia đình.

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/lap-camera-an-ninh-nhung-sai-sot-tuyet-doi-nen-tranh.html

50 năm trước: Tin nhắn trực tuyến đầu tiên của loài người được gửi đi

Năm mươi năm trước, hai lá thư được truyền trực tuyến đã thay đổi mãi mãi cách thức trao đổi kiến ​​thức, thông tin và giao tiếp của loài người


Vào ngày 29 tháng 10 năm 1969, Leonard Kleinrock, một giáo sư khoa học máy tính tại UCLA, và sinh viên đã tốt nghiệp Charley Kline muốn gửi một đường truyền từ máy tính của UCLA đến một máy tính khác tại Viện nghiên cứu Stanford thông qua ARPANET(tiền thân của Internet bây giờ)

ARPANET lúc đó đã kết nối các trường đại học đã làm việc cho Bộ Quốc phòng theo chương trình ARPA (nay là DARPA) cho các công nghệ quân sự mới. Vào năm 1969, chỉ có bốn trường đại học có máy tính kết nối với mạng: Stanford, Đại học California, Santa Barbara (UCSB) và Đại học Utah.

Tin nhắn trực tuyến đầu tiên của loài người được gửi đi

Tin nhắn được gửi bởi giáo sư Kleinrock và cậu sinh viên Kline được dự định là "LOG LOGIN". Tuy nhiên, hệ thống của họ bị sập, ngay khi họ gõ chữ cái thứ hai. 

Phải mất một giờ để gửi toàn bộ từ. Và "LO"  đã ghi tên của nó vào lịch sử internet loài người. Đối với Kleinrock dù sao đi nữa thông điệp mang một ý nghĩa hoàn toàn khác, anh nói 'L' và 'O' có nghĩa là 'xin chào' tương lai.

Hai năm sau, vào năm 1971, email đầu tiên được gửi bởi nhà nghiên cứu MIT Ray Tomlinson - đây cũng là lần đầu tiên có dấu "@" được sử dụng để chỉ định một người nhận tin nhắn cụ thể.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 1983, Giao thức điều khiển truyền (TCP) và Giao thức Internet (IP) đã được chấp nhận làm giao thức chuẩn cho ARPANET và các mạng máy tính khác. Đối với một số người, việc chấp nhận TCP/IP là ngôn ngữ giao tiếp mạng phổ biến được coi là khởi đầu của Internet.

lịch sử phát triển của tin nhắn

Như chúng ta đã biết World Wide Web vẫn chưa được phát minh cho tới năm 1989, khi nhà khoa học máy tính người Anh Tim Berners-Lee phát minh ra internet và các công nghệ để truy cập, tạo và chia sẻ các trang web. Ông đã xuất bản trang web đầu tiên vào năm 1991.

Nhiều năm sau khi internet ra đời, nhiều dịch vụ và trang web internet hiện đại vẫn không được tạo ra. Amazon vẫn chưa bắt đầu bán sản phẩm cho đến năm 1995, ban đầu không phải là một TMDT như bây giờ mà là một cửa hàng sách ảo. Tìm kiếm đầu tiên của Google diễn ra vào năm 1998 và iTunes đã không ra mắt cho đến năm 2003.

Trong khi đó, mạng xã hội lớn nhất hiện nay là Facebook vẫn chưa được phát minh cho đến năm 2004. YouTube đã mở màn vào năm 2005, Twitter không mở cửa cho đến năm 2006 - và Nhà Trắng đã tạo tài khoản một năm sau đó. (Dòng tweet đầu tiên từ tài khoản không được gửi cho đến năm 2009.) Instagram bắt đầu vào đầu thập kỷ 2010.

PandoD DailyExplainer Music đã kể câu chuyện về điện toán và Internet với một bài hát được tạo ra hoàn toàn bằng âm thanh trên các thiết bị máy tính.
 

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/tin-nhan-truc-tuyen-dau-tien-cua-loai-nguoi-duoc-gui-di.html

Chromecast là gì? Sử dụng Chromecast miễn phí trên FPT Play Box

Chromecast là gì?


Chromecast là một thiết bị được sản xuất và phát triển bởi Google cho phép người dùng phát sóng các đoạn video, nhạc, phim ảnh từ nhiều nguồn khác nhau của thiết bị di động của bạn lên màn hình tivi thông qua kết nối wifi tại nhà hay bất cứ ứng dụng nào sau này có nhúng Chromecast (Chromecast tích hợp)
 

chromecast-la-gi
Các thiết bị Chromecast

Là thiết bị bạn cắm vào cổng HDMI của TV, cáp kết nối với cổng USB để cấp nguồn cho thiết bị. Kết nối với thiết bị khi cùng sử dụng 1 hệ thông wifi trong gia đình bạn.

Dễ dàng điều khiển Chromecast bằng các ứng dụng được hỗ trợ trên điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay của bạn. Cũng có ý kiến cho rằng, bằng Chromecast có thể biến tivi thường nhà bạn thành Smart Tivi

Điều đặc biệt là khi truyền dữ liệu bắt đầu, bạn không cần không cần phải mở ứng dụng và thiết bị truyền có thể được sử dụng cho các mục đích khác. Chromecast có thể truyền nội dung số bao gồm Netflix, Hulu Plus, YouTube, nhạc và phim Google Play hoặc trình duyệt Chrome.

 

Có mấy loại thiết bị Chromecast?


Có 3 loại Chromecast, Chromecast thông thường, Chromecast AudioChromecast Ultra

Chromecast thông thường phát nội dung lên tới 1080p.

Chromecast Audio chỉ phát các nội dung Audio (âm thanh)

Chromecast Ultra thường chi phí sẽ đắt gấp đôi và có thể phát sóng nội dung lên đến 4K độ phân giải với công nghệ màu HDR. Về mặt lựa chọn kênh và chức năng tổng thể, hai thiết bị giống hệt nhau. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Chromecast Ultra có cổng tích hợp cho cáp Ethernet, nhưng cần nguồn điện bên ngoài, thay vì kết nối USB được tích hợp trong TV của bạn.

 

Các thiết bị Google Chromecast

 

Chromecast 1

 

Chromecast 1
Thiết bị Chromecast 1


Chromecast thế hệ đầu tiên được ra mắt vào ngày 24 tháng 7 năm 2013, Chromecast 1 trông giống như một ổ flash USB, nhỏ gọn và được thiết kế để cắm vào mặt sau của TV. Nó đi kèm với một bộ chuyển đổi nguồn USB, nhưng có thể được cấp nguồn trực tiếp bằng các cổng USB trên hầu hết các TV, tiết kiệm nhu cầu về một phích cắm điện khác.

Sản phẩm hiện này tại đã ngừng sản xuất từ tháng 9/2015

 

Chromecast 2

 

Chromecast 2
Thiết bị Chromecast 2


Được giới thiệu vào tháng 9 năm 2015 Chromecast thế hệ thứ hai có thân hình dạng đĩa với cáp HDMI có chiều dài ngắn được gắn vào (trái ngược với phích cắm HDMI được tích hợp trong kiểu máy gốc). Cáp linh hoạt và có thể gắn từ tính vào thân thiết bị để có thêm tùy chọn định vị phía sau TV.

Model thế hệ thứ hai sử dụng Marvell Armada 1500 Mini Plus 88DE3006 SoC, có bộ xử lý ARM Cortex-A7 kép chạy ở tốc độ 1,2 GHz. Thiết bị chứa Avastar 88W8887, đã cải thiện hiệu suất WiFi và hỗ trợ cho các băng tần 802.11 ac và 5 GHz, đồng thời chứa ba ăng ten thích ứng để kết nối tốt hơn với các bộ định tuyến gia đình. Thiết bị chứa 512 MB của Samsung, RAM DDR3Lbộ nhớ flash 256MB.

Chromecast 2 hiển thị nội dung ở độ phân giải Full HD 1080p (1.920 x 1.080 pixel). Bất kể bạn có TV Full HD hay 4K, bạn vẫn chỉ có thể xem các cảnh quay 1080p. Và nếu bạn có TV HD 720p, nội dung sẽ được hạ thấp xuống còn 1.280 x 720 pixel.

Chromecast 2 đã ngừng sản xuất từ 10 năm 2018

 

Chromecast Audio

 

Chromecast Audio
Thiết bị Chromecast Audio ngoại hình trông khá giống Chromecast 2 nhưng được thay bằng sợi dây jack cắm 3.5mmbộ cấp nguồn mini-Tosh


Cũng được giới thiệu vào tháng 9 năm 2015, Chromecast Audio là một biến thể của Chromecast 2 được thiết kế để sử dụng với các ứng dụng truyền phát âm thanh.

Chromecast Audio có giắc cắm âm thanh 3,5mm và ổ cắm mini-Tosh, cho phép thiết bị được gắn vào loa và hệ thống âm thanh gia đình. Một mặt của thiết bị được khắc các rãnh tròn, giống như các bản ghi vinyl.

Bản cập nhật tháng 12 năm 2015 đã giới thiệu hỗ trợ cho âm thanh độ phân giải cao (24-bit/ 96 kHz) và phát lại nhiều phòng. Người dùng có thể phát đồng thời âm thanh trên nhiều thiết bị Chromecast Audio ở các vị trí khác nhau bằng cách nhóm chúng lại với nhau bằng ứng dụng di động Google Home.

Tính năng này đã khiến Chromecast Audio trở thành một giải pháp thay thế giá rẻ cho các hệ thống âm nhạc nhiều phòng của Sonos.

Theo thông tin từ Google thì hiện tại họ đã ngưng sản xuất Chromecast Audio từ tháng 1/2019.

 

Chromecast Ultra
 

Chromecast Ultra
Thiết bị Chromecast Ultra 


Được giới thiệu vào ngày 6 tháng 11 năm 2016 Chromecast Ultra có thiết kế tương tự như thế hệ thứ hai, nhưng có phần cứng được nâng cấp hỗ trợ truyền phát nội dung độ phân giải 4K , cũng như dải động cao thông qua các định dạng HDR10Dolby Vision .

Google tuyên bố rằng Chromecast Ultra tải video nhanh hơn 1,8 lần so với các mẫu trước đó. Không giống như các mẫu trước đây có thể được cấp nguồn qua cổng USB, Chromecast Ultra yêu cầu sử dụng nguồn điện đi kèm để kết nối với ổ cắm trên tường. Bộ nguồn cũng cung cấp cổng Ethernet cho kết nối có dây để phù hợp với tốc độ mạng nhanh cần thiết để truyền phát nội dung 4K.

Sản phẩm này có giá niêm yết từ google là 69$, ở Việt Nam được bán với giá 1tr6 đến 1tr8

 

Chromecast 3
 

Google_Chromecast_3
Thiết bị Chromecast 3 có 2 màu, trắng(hình) và đen


Chromecast thế hệ thứ ba đã được ra mắt vào tháng 10 năm 2018. Nó hỗ trợ video 1080p ở tốc độ 60fps.

Google cho biết Chromecast 3 nhanh hơn 15% so với người tiền nhiệm là Chromecast 2 và hiện tại nó hỗ trợ video 1080p với tốc độ 60 khung hình mỗi giây. Và đặc biệt bạn sẽ có thể thêm Chromecast 3 vào các nhóm với thiết bị khác trong nhà được kết nối với Google Home, để bạn có thể nghe nhạc đồng bộ trong nhà.

Ngoài ra, không có gì thay đổi, có một đầu nối micro USB để cấp nguồn, đầu nối HDMI và hỗ trợ Wi-Fi 802.11ac cho 2,4 GHz và 5 GHz.

Về khả năng tương thích :

  • Android 4.2 trở lên
  • iOS 9.1 trở lên
  • macOS X 10.9 trở lên
  • Windows 7 trở lên

Sản phẩm này giá niêm yết từ google có giá là 35$, tại Việt Nam có giá khoảng 800k~1tr

 

Chromecast tích hợp (Google Cast, Chromecast built-in)


Chromecast tích hợp là một công nghệ cho phép bạn truyền phát các ứng dụng và giải trí yêu thích của bạn từ điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính xách tay sang TV hoặc loa.

Chromecast tích hợp sử dụng đám mây để truyền phát nội dung đến TV của bạn, do đó bạn có được video HD (và video Độ phân giải siêu cao sử dụng các thiết bị và ứng dụng được chọn) với âm thanh chất lượng cao. Gửi tin nhắn và nghe gọi trong khi truyền phát nội dung mà không làm gián đoạn những gì đang phát trên TV hoặc Loa.

Theo thông báo mới nhất từ trang chủ của google thì Chromecast tích hợp hiện tại chỉ có trên các dòng tivi của: VIZIO, SHAPP, SONY, TOSHIBA, PHILIPS, POLAROID, SKYWORTH, SONIQ
 

Chromecast tích hợp
 

Chromecast tích hợp trên các thiết bị phát âm thanh sẽ có nhiều hơn, tham khảo tại đây

 

Sử dụng Chromecast tích hợp miễn phí trên FPT Play Box


FPT Play Box 2019 sử dụng hệ điều hành Android 9, vì thế ứng dung Google Home cùng tính năng Chromecast sẽ có sẵn trên thiết bị này mà không cần phải mua thêm thiết bị nào khác. Để trình chiếu các ứng dụng từ di động lên màn hình tivi, bạn làm theo trong video sau (độ dài hơn 1 phút)
 


Video hướng dẫn sử dụng Chromecast bằng FPT Play Box

 

Hoặc làm theo các bước như hình hướng dẫn bên dưới:

Sử dụng Chromecast miễn phí trên FPT Play Box
3 Bước trình chiếu ứng ụng trên smart Phone lên màn hình Tivi

 

Ngoài ứng dụng Youtube như trong video hướng dẫn thì có đến hơn 1000 ứng dụng hỗ trợ Chromecast, hơn 200.000 chương trình truyền hình và phim hơn 30.000.000 bài hát, xem ngay và tải các ứng dụng tại đây

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/chromecast-la-gi-su-dung-chromecast-mien-phi-tren-fpt-play-box.html

HDMI là gì? Các chuẩn HDMI từ 1.0 đến 2.1

HDMI là gì?

HDMI (High Definition Multimedia Interface) là tiêu chuẩn kết nối được sử dụng để chuyển video và âm thanh kỹ thuật số từ một nguồn tới một thiết bị hiển thị video hoặc các thiết bị giải trí gia đình tương thích khác.
 

HDMI là gì

 

 

Các thiết bị có thể kết hợp kết nối HDMI

  • TV HD và Ultra HD, màn hình video và PC, và máy chiếu video

  • Máy thu tại nhà, hệ thống rạp hát tại nhà và âm thanh

  • Đầu phát DVD, Blu-ray và Ultra HD Blu-ray

  • Truyền phát phương tiện truyền thông và người chơi phương tiện truyền thông mạng

  • Cáp HD và hộp thu vệ tinh

  • Đầu ghi DVD và combo ghi DVD/ VCR (chỉ để phát lại).

  • Điện thoại thông minh

  • Máy ảnh kỹ thuật số và máy quay phim

  • Máy tính để bàn và máy tính xách tay

  • Trình điều khiển game (Xbox, PS..)

 

Các loại cáp HDMI

Khi bạn mua cáp HDMI, có 7 loại như sau:
 

  • Standard HDMI (cáp tiêu chuẩn)

  • Standard with Ethernet HDMI (cáp tiêu chuẩn có kết nối internet)

  • Standard Automotive HDMI (cáp tiêu chuẩn trên ô tô công nghệ)

  • High-Speed HDMI (cáp tốc độ cao)

  • High Speed with Ethernet HDMI (cáp tốc độ cao có kết nối internet)

  • High-Speed Automotive HDMI (cáp tốc độ cao trên ô tô công nghệ)

  • Ultra High-Speed (8K applications) HDMI (cáp siêu tốc độ cao cho các ứng dụng 8K)

 

so sánh hình ảnh 4K và 8K
So sánh hình ảnh giữa 4K và 8K

 

Các chuẩn HDMI hiện nay

Kể từ năm 2019, Chuẩn HDMI mới nhất hiện có để sử dụng là HDMI 2.1, nhưng các thiết bị sử dụng Chuẩn HDMI cũ hơn vẫn xuất hiện trên thị trường và hoạt động tại nhà bạn, đó là lý do tại sao chúng được đưa vào lý do làm ảnh hưởng đến khả năng của các thiết bị HDMI mà bạn có thể sở hữu và sử dụng.

Mỗi chuẩn HDMI kế tiếp mới hơn đều tích hợp tất cả các tính năng và tương thích ngược với các chuẩn cũ trước

Nhưng ngược lại bạn không thể sử dụng hết tất cả các tính năng của chuẩn HDMI mới hơn trên thiết bị cũ.

 

HDMI 2.1

HDMI phiên bản 2.1 là phiên bản mới nhất hiện nay được bắt đầu sử dụng từ năm 2019, tuy nhiên thực tế nó đã được công bố vào đầu năm 2017 nhưng không được cấp phép và triển khai cho đến tháng 11 năm 2017.

Chuẩn HDMI 2.1 hỗ trợ các khả năng sau:

Hỗ trợ độ phân giải video và tốc độ khung hình: Lên tới 4K 50/60 (khung hình/ giây), 4K 100/120, 5K 50/60, 5K 100/120, 8K 50/60, 8K 100/120 , 10K 50/60, 10K 100/120.

Hỗ trợ màu: Gam màu rộng (BT2020), ở mức 10, 12 và 16 bit.

Hỗ trợ HDR mở rộng:  Thuật ngữ  HDR là viết tắt của High Dynamic Range, là tiêu chuẩn lớn nhất hiện tại đối với các Tivi 4K và nội dung 4K

Hỗ trợ âm thanh: Giống như với HDMI 2.0 và 2.0a, tất cả các định dạng âm thanh vòm đang sử dụng đều tương thích. HDMI 2.1 cũng bổ sung eARC , đây là bản nâng cấp Audio Return Channel cung cấp khả năng kết nối âm thanh nâng cao cho các định dạng âm thanh vòm giữa các TV tương thích, máy thu tại nhà và soundbars.

Hỗ trợ chơi game: Tốc độ làm mới biến (VRR) được hỗ trợ. Điều này cho phép bộ xử lý đồ họa 3D hiển thị hình ảnh tại thời điểm nó được hiển thị cho phép chơi trò chơi chi tiết hơn và thật hơn, bao gồm giảm hoặc loại bỏ độ trễ, độ giật và xé khung hình.

Hỗ trợ cáp: Khả năng băng thông tăng lên 48 Gbps. Để truy cập toàn bộ khả năng của các thiết bị hỗ trợ HDMI 2.1, cần có cáp HDMI hỗ trợ tốc độ truyền 48 Gbps.
 

hdmi 21
HDMI 2.1 cho chất lượng hình ảnh lên đến 10K


HDMI 2.0b

Được giới thiệu vào tháng 3 năm 2016, HDMI 2.0b mở rộng hỗ trợ HDR sang định dạng Hybrid Log Gamma, dự định sẽ được sử dụng trong các nền tảng phát sóng TV 4K Ultra HD, chẳng hạn như ATSC 3.0 (Phát sóng truyền hình NextGen).

HDMI 2.0a

Được giới thiệu vào tháng 4 năm 2015, HDMI 2.0a hỗ trợ thêm cho các công nghệ High Dynamic Range (HDR) như HDR10 và Dolby Vision.

Điều này có ý nghĩa là với người  dùng TV 4K Ultra HD được tích hợp công nghệ HDR có thể hiển thị phạm vi độ sáng và độ tương phản rộng hơn nhiều, giúp màu sắc trông chân thực hơn so với TV 4K Ultra HD trung bình.

HDMI 2.0

Được giới thiệu vào tháng 9 năm 2013, chuẩn HDMI 2.0 khá phổ biến ở Việt Nam hiện tại, thông tin chuẩn như sau:

Độ phân giải mở rộng: Mở rộng khả năng tương thích độ phân giải 4K (2160p) của HDMI 1.4 / 1.4a để chấp nhận tốc độ khung hình 50 hoặc 60 hertz (tốc độ truyền tối đa 18 Gbps với màu 8 bit).

Hỗ trợ định dạng âm thanh mở rộng: Có thể chấp nhận tối đa 32 kênh âm thanh đồng thời có thể hỗ trợ các định dạng vòm đắm chìm hơn, như Dolby Atmos , DTS: X và Auro 3D Audio

Luồng video kép: Khả năng gửi hai luồng video độc lập để xem trên cùng một màn hình.

Bốn luồng âm thanh: Khả năng gửi tối đa bốn luồng âm thanh riêng biệt đến nhiều người nghe.

Hỗ trợ cho tỷ lệ khung hình 21: 9 (2.35: 1) riêng .

Đồng bộ hóa động các luồng video và âm thanh.

Mở rộng khả năng HDMI-CEC

Nâng cấp HDCP được gọi là HDCP 2.2
 

HDMI 2.0 trên thiết bị FPT Play Box 2019
HDMI 2.0 trên thiết bị FPT Play Box 2019

 

HDMI 1.4

Được giới thiệu vào tháng 5 năm 2009, HDMI phiên bản 1.4 hỗ trợ như sau:

Kênh Ethernet Ethernet: Cho phép kết nối internet và mạng gia đình vào HDMI. Nói cách khác, cả hai chức năng Ethernet và HDMI đều dùng trong một kết nối cáp HDMI.

Kênh trả lại âm thanh: Đây có thể là ứng dụng thực tế nhất của HDMI 1.4. Kênh trả lại âm thanh (HDMI-ARC) cung cấp một kết nối HDMI duy nhất giữa TV và máy thu tại nhà, không chỉ truyền tín hiệu âm thanh/ video từ máy thu sang TV mà còn truyền âm thanh phát ra từ bộ thu sóng TV đến máy thu. Nói cách khác, khi nghe âm thanh được truy cập bởi bộ chỉnh TV, bạn không cần kết nối âm thanh riêng đi từ TV đến đầu thu tại nhà.

3D qua HDMI: HDMI 1.4 được thiết kế để phù hợp với các tiêu chuẩn Blu-ray 3D, với khả năng truyền hai tín hiệu 1080p đồng thời bằng một kết nối. Một bản cập nhật ( HDMI 1.4a - phát hành tháng 3 năm 2010 ) kết hợp hỗ trợ bổ sung cho các định dạng 3D có thể được sử dụng trong các chương trình phát sóng trên truyền hình, cáp và nguồn cấp dữ liệu vệ tinh. Một bản cập nhật bổ sung ( HDMI 1.4b - phát hành tháng 10 năm 2011) mở rộng khả năng 3D hơn nữa bằng cách cho phép chuyển video 3D ở tần số 120Hz (60Hz mỗi mắt).

Hỗ trợ độ phân giải 4K x 2K: HDMI 1.4 có thể chứa độ phân giải 4K ở tốc độ khung hình 30 hertz.

Hỗ trợ màu mở rộng cho máy ảnh kỹ thuật số: Cho phép tái tạo màu sắc tốt hơn khi hiển thị ảnh tĩnh kỹ thuật số từ máy ảnh kỹ thuật số được kết nối HDMI.

Đầu nối micro: Mặc dù đầu nối mini HDMI được giới thiệu trong phiên bản 1.3, tuy nhiên các thiết bị tiếp tục nhỏ hơn, đầu nối micro HDMI 1.4 được giới thiệu để sử dụng trong các thiết bị nhỏ hơn, như điện thoại thông minh. Đầu nối micro hỗ trợ độ phân giải lên tới 1080p .

Hệ thống kết nối ô tô: Với sự phát triển của các thiết bị âm thanh/ video kỹ thuật số trên xe, HDMI 1.4 có thể xử lý các rung động, nhiệt và tiếng ồn đòi hỏi khắt khe hơn có thể ảnh hưởng đến chất lượng tái tạo âm thanh và video.


HDMI 1.3 và HDMI 1.3a

Được giới thiệu vào tháng 6 năm 2006, HDMI 1.3 hỗ trợ như sau:

Băng thông và tốc độ truyền mở được rộng: Để trùng với việc giới thiệu Blu-ray và HD-DVD, phiên bản 1.3 đã thêm hỗ trợ màu rộng hơn và hỗ trợ dữ liệu nhanh hơn (tối đa 10,2 Gbps).

Hỗ trợ độ phân giải mở rộng: được cung cấp cho độ phân giải trên 1080p nhưng dưới 4K.

Hỗ trợ âm thanh mở rộng: Phiên bản 1.3 triển khai khả năng chứa các định dạng âm thanh vòm Dolby Digital Plus, Dolby TrueHD và DTS-HD Master Audio .

Lip sync: Đồng bộ hóa hiệu ứng của thời gian xử lý âm thanh và video giữa màn hình video và các thành phần video/ âm thanh.

Đầu nối mini: Giới thiệu đầu nối mini mới để phù hợp hơn với các thiết bị nguồn nhỏ gọn, như máy quay kỹ thuật số và máy ảnh.

HDMI 1.3a đã thêm một số điều chỉnh nhỏ cho phiên bản 1.3 và được giới thiệu vào tháng 11 năm 2006.

HDMI 1.2

Được giới thiệu vào tháng 8 năm 2005, HDMI 1.2 tích hợp khả năng chuyển tín hiệu âm thanh SACD ở dạng kỹ thuật số từ trình phát tương thích sang máy thu.

HDMI 1.1

Được giới thiệu vào tháng 5 năm 2004, HDMI 1.1 cung cấp khả năng truyền không chỉ âm thanh và video qua một cáp mà còn thêm khả năng truyền tín hiệu âm thanh vòm Dolby Digital , DTS và DVD-Audio, lên đến 7.1 kênh âm thanh PCM.

HDMI 1.0

Được giới thiệu vào tháng 12 năm 2002, HDMI 1.0 bắt đầu bằng cách hỗ trợ khả năng truyền tín hiệu video kỹ thuật số (tiêu chuẩn hoặc độ phân giải cao) bằng tín hiệu âm thanh hai kênh qua một cáp, chẳng hạn như giữa đầu phát DVD được trang bị HDMI và TV hoặc máy chiếu video.

 

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/hdmi-la-gi-cac-chuan-hdmi-tu-1-0-den-2-1.html

Chuẩn HDMI-CEC là gì? Khắc phục lỗi tắt Tivi là tắt luôn Tivi Box

Chuẩn kết nối HDMI-CEC là gì?

Cổng HDMI-CEC là chuẩn kết nối 2 chiều, cho phép các thiết bị ngoại vi giao tiếp qua lại với TV, nâng cao tính tương tác giữa các thiết bị. Đều này được thể hiện khi các thiết bị có thể được điều khiển qua TV và ngược lại. HDMI-CEC là cụm từ viết tắt của HDMI - Consumer Electronics Control, đây là một biến thể của chuẩn kết nối HDMI thông thường.

Quá trình giao tiếp 2 chiều này cho phép người dùng có thể điều khiển đầu Blu-ray, set-top-box, DVD hay Ampli thông qua Remote của TV hoặc các thiết bị có thể tự động thay đổi ngõ vào khi cần thực hiện các thao tác khác nhau.

Chuẩn kết nối HDMI-CEC thường được ứng dụng nhiều trên các máy chơi game console như Sony PlayStation 4. Người dùng có thể sử dụng ngay Remote để đưa máy PS4 thoát chế độ nghỉ ngơi, lúc này máy PS4 có thể tự động chuyển TV sang đúng đầu vào HDMI để chơi game mà không cần nhiều thao tác khởi động.

Hoặc, nếu người dùng chuyển tín hiệu hình ảnh trên TV sang ngõ vào của PS4 khi máy đang ở chế độ nghỉ, PS4 sẽ nhận và hiểu lệnh, tự động khởi động và kích hoạt các tính năng.
 

Chuẩn kết nối HDMI-CEC là gì
Chuẩn kết nối HDMI-CEC trên Tivi

 

Vì sao nên sử dụng cổng HDMI-CEC?

Không chỉ mang tính tương tác cao, chuẩn kết nối HDMI-CEC còn giúp người dùng dễ dàng nhận diện, quản lý các thiết bị ngoại vi khi kết nối với TV.

Người dùng sẽ không còn phải dò tìm từng ngõ vào của tín hiệu khi HDMI-CEC sẽ tự nhận diện thiết bị và gắn nhãn đầu vào cho từng loại thiết bị khác nhau như việc ngõ vào của máy PS4 sẽ là PlayStation 4 thay vì HDMI 2 như thông thường.
 

Cách khắc phục tắt Tivi là tắt luôn Tivi Box

Ngoài khả năng kết nối, HDMI-CEC cho phép Bạn có thể sử dụng điều khiển TV từ xa để điều khiển một số chức năng của các thiết bị khác được kết nối với TV bằng HDMI. không cần một remote từ xa tổng quát hoặc hệ thống điều khiển khác.

Tuy nhiên, HDMI-CEC không toàn diện như nhiều hệ thống điều khiển từ xa tổng quát vì nó chỉ có thể được sử dụng với các thiết bị được kết nối HDMI và có một số tính năng không thống nhất giữa các thương hiệu sản phẩm. Và tính năng này có thể bật/ tắt thiết bị một cách không chủ ý.

Chính vì thế có những lúc bạn gặp rắc rồi với tính năng này là khi tắt Tivi là tắt luôn Tivi Box hoặc các thiết bị khác kết nối với tivi qua cổng HDMI đều tắt theo.

Khắc phục rắc rối này bằng cách tắt HDMI-CEC làm cách như sau:

Bấm nút Menu/ Home trên remote tivi ->> Settings và tìm tên tương ứng với các dòng tivi ở mục bài viết tiếp theo bên dưới.

 

tắt HDMI CEC
Tắt HDMI-CEC trên tivi SamSung

 

Các tên gọi khác của chuẩn kết nối HDMI-CEC

Thông thường, cụm từ HDMI-CEC sẽ không xuất hiện trên các sách hướng dẫn sử dụng hay nhãn hiệu kỹ thuật trên thiết bị. Đó là do các nhà sản xuất đã thay HDMI-CEC bằng những cái tên thương mại của riêng mình nhằm hướng sự chú ý của người dùng vào các sản phẩm của họ.

Do đó, để nhận biết được những thiết bị nào của các nhà sản xuất được tích hợp HDMI-CEC, người dùng cần nắm rõ những cái tên thương mại được nhà sản xuất sử dụng. Dưới đây là những tên gọi của công nghệ HDMI-CEC được các nhà sản xuất sử dụng.

 

Dòng Tivi Tên gọi
Hitachi HDMI-CEC
LG SimpLink
Mitsubishi NetCommand for HDMI
Panasonic HDAVI Control, EZ-Sync hay Viera Link
Philips EasyLink
Pioneer Kuro Link
Samsung Anynet+
Sharp Aquos Link
Sony BRAVIA Sync
Toshiba CE-Link hoặc Regza Link
Vizio CEC
TLC T- hoặc T-link

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/chuan-hdmi-cec-la-gi-khac-phuc-loi-tat-tivi-la-tat-luon-tivi-box.html

Kết nối voice remote FPT Play Box

Dành cho voice remote FPT Play Box 2019


- Vào Cài đặt ->> Thông tin: Kiểm tra phiên bản hiện tại phải là Ứng dụng: 3.9.0 và Phiên bản OS là 9.4.16 hoặc 9.4.21 chưa. Nếu rồi thì ok nếu chưa thì tắt box bằng nút nguồn mở lại cho cập nhật lên đúng phiên bản.
- Vào Cài đặt ->> Bluetooth:

Bước 1: Thêm phụ kiện (cho trường hợp chưa có hiển thị Remote FPT Play Box 2019) > Bấm đồng thời OK và Phím VOL - giữa 10s chú ý đèn trên remote nhấp nháy sáng> Báo kết nối thành công ->> Bấm back lại.

Bước 2: Chọn tên Remote FPT Play Box 2019 ->> Bỏ ghép nối ->> OK.

Bước 3: Thực hiện lại bước 1 để ghép nối lại, giao diện chọn icon micro trên gốc trái phía trên ->> OK ->> Bấm nút micro trên remote để voice.
 

Lưu ý: Mỗi khi tắt box mở lại, bấm nút bất kỳ trên remote (trừ nút nguồn/power và nút micro) một vài lần sau đó bấm nút micro trên remote để voice.

 

voice remote fpt play box 2019
Voice remote FPT Play Box 2019 điều khiển bằng giọng nói


Đã kết nối Bluetooth được nhưng voice hiển thị ngôn ngữ nước ngoài (Tiếng Hàn, Tiếng Anh)

Khắc phục như sau:

  1. Tắt đi chức năng HDMI CEC trên tivi (tùy theo từng dòng tivi mà chức năng này có tên gọi khác nhau, có thể tham khảo từ nguồn internet).

  2. Sau đó vào Cài đặt trên box ->> chọn ngôn ngữ là Tiếng Việt.

 

Dành cho voice remote FPT Play Box 2018


Bước 1: Vào Cài đặt ->> Bluetooth xem có hiển thị Remote FPT Play Box không?

+ Nếu phía dưới không có chữ Conected, chọn bánh răng phía sau đó ->> Quên kết nối (có thể cấm chuột không dây/hoặc chuột ảo trên remote thường của box để thao tác).
+ Nếu phía dưới có chữ Conected, mà voice không được thì làm reset factory cho box, sau đó chuyển sang thực hiện Bước 2.

Bước 2: Vào Cài đặt ->> Kết nối remote ->> Bấm đồng thời OK và Phím VOL - giữa 10s chú ý đèn trên remote nhấp nháy sáng ->> Báo kết nối thành công ->> Bấm back lại, ra giao diện chính để voice.

 

Nếu vẫn chưa làm được, bạn vui lòng để lại câu hỏi bên dưới để được hỗ trợ nhé

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/ket-noi-voice-remote-fpt-play-box.html

Gói kênh K+ trên FPT Play Box

Giới thiệu gói cước K+ trên FPT Play Box


Truyền hình K+ là Dịch vụ truyền hình trả tiền dành cho mọi thành viên trong gia đình với nội dung độc quyền, nhóm kênh phong phú, phủ sóng toàn quốc, chất lượng HD và nhiều dịch vụ tiện ích.
 

gói K+ trên FPT Play Box
Gói gồm 4 kênh K+: K+1, K+PM, K+PC, K+NS.

 

- Phát trực tiếp các giải: Ngoại Hạng Anh, Champions League, Europa League và các chương trình thể thao khác.

- Xem trực tiếp trên: FPT Play Box, Smartphone, Smart TV Samsung, Smart TV TCL, Smart TV LG, Smart TV Android của Sony & Skyworth & Panasonic, trên Web fptplay.vn (không hỗ trợ thiết bị root hay jailbreak, trình duyệt safari)

- Gói chỉ phát hành ở lãnh thổ Việt Nam. Tại 1 thời điểm,1 tài khoản chỉ xem được trên 1 thiết bị 

- Gói dịch vụ có bán tại hệ thống FPT Shop và Payoo trên toàn quốc

- Xem không giới hạn 3G/4G trên Smartphone: soạn F1 gửi 5282 (đối với thuê bao Viettel), soạn XN1F gửi 1584 (đối với thuê bao Mobifone), soạn DK F1 gửi 9113 (đối với VinaPhone), soạn DK F1 gửi 386 (đối với thuê bao Vietnamobile)

 

Giá cước gói kênh K+


- 125.000đồng/ tháng

Có 5 gói đăng ký : 1 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 12 tháng

 

Hình thức thanh toán gói kênh K+


Có 3 hình thức chính để thanh toán:

  1. Ví điện tử MOMO

  2. Thẻ tín dụng

  3. Thẻ ATM

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/k-plus-tren-fpt-play-box.html

Tivi Box nào xem được Youtube mới nhất

Google ngưng hỗ trợ YouTube TV 1.3.1


Từ cuối tháng 9, Google đã chính thức ngưng hỗ trợ YouTube TV 1.3.1 dành cho TV thông minh (Smart TV) và Android Box.

Theo đó, những thiết bị đang chạy YouTube TV 1.3.1 không thể truy cập đến máy chủ YouTube của Google, mà phải cập nhật lên phiên bản mới hơn là YouTube TV 2.0.3. Sẽ không có gì đáng nói nếu mọi thiết bị đều được lên đời YouTube TV 2.0.3.

Tuy nhiên, theo đại diện của FPT Play, hàng triệu smart TV chạy Android 7 trở về trước và các Android Box trôi nổi đang bị hạn chế khả năng cập nhật này, đồng nghĩa với khoảng 6 triệu người dùng không thể hoặc rất khó để xem video trên YouTube. Trong khi các smart TV chạy Android 7 trở về trước và các Android box trôi nổi bị hạn chế khả năng cập nhật này thì FPT Play Box vẫn được hỗ trợ nâng cấp, sử dụng ứng dụng bình thường.

 

Google ngưng hỗ trợ YouTube TV 1.3.1
Google ngưng hỗ trợ YouTube TV 1.3.1

 

FPT Play Box 2019 hóa giải bài toán khi Google ngưng hỗ trợ YouTube TV 1.3.1


FPT Play Box 2019 (hay còn gọi là FPT Play Box+) chạy trên nền tảng Android TV Pie của Google, hỗ trợ cập nhật các ứng dụng phổ biến như YouTube TV, Spotify và hơn 5.000 ứng dụng và trò chơi có sẵn trong Google Play như Facebook Watch, Asphalt 8, Vimeo... lên phiên bản mới nhất.

Android Box hiện là phụ kiện giúp những chiếc TV đời cũ hay TV thường trở nên thông minh hơn, có thể truy cập Internet và sử dụng các ứng dụng như smart TV với chi phí tiết kiệm. Thay vì phải mua mới một chiếc smart TV với giá trên dưới 10 triệu đồng, người dùng hiện chỉ cần đầu tư khoảng chi phí 1-2 triệu đồng cho các thiết bị TV box chạy Android.
 

FPT Play Box 2019 chạy trên nền tảng Android TV Pie
FPT Play Box 2019 chạy trên nền tảng Android TV Pie

 

FPT Play Box sử dụng hệ điều hành Android TV (Android Pie, Android 9)


FPT Play Box+ sử dụng hệ điều hành Android TV Pie của Google, tích hợp chức năng Chromecast giúp trình chiếu nội dung từ điện thoại thông minh lên màn hình TV dễ dàng, kết hợp cùng các ứng dụng nội dung giải trí đa dạng, giúp nâng tầm trải nghiệm của người sử dụng.

Phát triển bởi FPT Telecom, bên cạnh ưu điểm về mức giá hợp lý, sản phẩm còn nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ Google. Do đó các phiên bản hệ điều hành và các ứng dụng thông dụng đều luôn được cập nhật mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. FPT Play Box+ với phần nâng cấp thông minh sẽ hứa hẹn trở thành một trợ lý thông minh của các gia đình Việt.

Android Box này đồng thời đi kèm điều khiển giọng nói Voice Remote kết hợp cùng trợ lý ảo thông minh Google Assistant, cho phép người dùng tìm kiếm nội dung, lên kế hoạch mỗi ngày, điều khiển các thiết bị thông minh cũng như giúp tối đa hóa trải nghiệm và giải trí gia đình. Ngoài Voice Remote, hai ăng-ten Wi-Fi trên thiết bị cũng đã được nâng cấp để kết nối mạng tốt hơn.

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/tivi-box-nao-xem-duoc-youtube-moi-nhat.html

Khó khăn của FPT Play Box khi vận hành Android TV (Androird P)

FPT Play Box Plus 2019 sử dụng Android TV (Androird P)


FPT Play Box là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam trở thành đối tác triển khai dịch vụ Android TV của Google. Sau 6 tháng nghiên cứu phát triển sản phẩm, tháng 3/2019, FPT Play đưa vào vận hành dịch vụ Andoird P đầu tiên.

Không chỉ là một trong những đơn vị đầu tiên mang truyền hình OTT tới với người dùng Việt Nam, mà FPT Play Box còn luôn liên tục cập nhật kho nội dung giải trí đa dạng, đặc sắc, dành cho mọi lứa tuổi và mọi sở thích khác nhau.

Chỉ với 1 tài khoản trên hệ thống FPT Play, người dùng có thể xem trên 5 thiết bị. Nội dung của FPT Play liên tục được mở rộng cả về số lượng lẫn chất lượng, với hơn 150 kênh truyền hình, thể thao đỉnh cao như độc quyền Serie A, Ngoại hạng Anh, FA Cup, Champions League, V-League… kho phim bộ bản quyền “cực phẩm” được phát sóng song song với nước cung cấp, cùng các bộ phim chiếu rạp được cập nhật nhanh nhất với chất lượng chuẩn HD.

Theo số liệu mới nhất từ Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, tổng số lượt xem trên FPT Play Box đạt 900.000 - cao nhất trong số thương hiệu OTT Việt Nam. Clip TV và VTVGo lần lượt đạt 350.000 và 250.000.
 

Anh Lê Trọng Đức đại diện FPT PLay Box tham dự diễn đàn ATV Operator Council
Anh Lê Trọng Đức đại diện FPT PLay Box
tham dự diễn đàn ATV Operator Council dành riêng cho các nhà mạng đối tác của Google

 

Hội thảo ATV Operator Council diễn ra ngày 10/10 tại New York


ATV Operator Council là diễn đàn kín do Google tổ chức, dành riêng cho các đối tác kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền vận hành dịch vụ của thương hiệu này. Năm 2018, diễn đàn này được tổ chức tại London và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các nhà mạng quốc tế.

Trao đổi với lãnh đạo Google – nhà phát triển sản phẩm và đại diện các nhà mạng quốc tế tại diễn đàn ATV Operator Council, anh Lê Trọng Đức nhấn mạnh Android TV là xu hướng phát triển tất yếu của các dịch vụ truyền hình trả tiền.

“Nếu chúng tôi không sớm triển khai Android TV, trong tương lai chúng tôi sẽ tốn nhiều thời gian hơn để phát triển các sản phẩm IoT và các dịch vụ khác trên nền tảng. Vậy nên đó là cách thức chúng tôi định vị sản phẩm của mình so với các sản phẩm khác trên thị trường”, Giám đốc FPT Play Box nhấn mạnh.

 

Khó khăn của FPT Play Box Plus


Là đơn vị tiên phong triển khai Android TV tại Việt Nam, sau 7 tháng vận hành và thương mại hóa FPT Play Box+, đến nay sản phẩm truyền hình OTT của nhà Viễn thông đang nhận về nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, FPT Play Box cũng đang gặp không ít khó khăn khi phát triển dịch vụ Android TV.

Một trong các vấn đề lớn mà đơn vị này phải xử lý là vấn nạn fake Android TV và ASOP tại Việt Nam. Các đầu thu HDMI (STB) giá rẻ và không được đăng ký xuất hiện tràn lan trên thị trường, nhưng vẫn được bán với thương hiệu Google.

Ngoài ra, hiện nay FPT Play Box là đối tác đầu tiên vận hành Android TV của Google tại Việt Nam, nhưng chưa được hãng hỗ trợ tại thị trường bản địa. Vấn đề kế tiếp mà sản phẩm nhà Viễn thông gặp phải là việc chưa có Google Assistant (trợ lý ảo) tiếng Việt. Điều này khiến FPT Telecom gặp khó khăn khi định vị thương hiệu so với các công ty khác.
 

Một số điểm chính của FPT Play Box phiên bản 2020
Một số điểm chính của FPT Play Box phiên bản 2020

 

Những giải pháp cho FPT Play Box 2020


Chính vì vậy, anh Lê Trọng Đức đề xuất nhà phát triển sản phẩm cần đầu tư, cải thiện Android TV ở Việt Nam. Đồng thời, khoá mọi ứng dụng Google trên các kho mã nguồn mở không được đăng ký. Cạnh đó, Google cần đầu tư, hỗ trợ các nhà mạng vận hành với các khoá đào tạo Android TV phù hợp với tình hình địa phương. Riêng với FPT Play Box, anh Đức đề nghị mở Trung tâm hỗ trợ của Google tại Việt Nam sớm nhất có thể.

Cũng trong buổi hội thảo, đại diện FPT Telecom cũng chia sẻ một số nét chính trong dịch vụ FPT Play Box phiên bản 2020. Theo đó, nhà Viễn thông sẽ ra mắt tính năng trợ lý giọng nói và loa thông minh kết hợp OTT Box. Khách hàng của FPT Play Box cũng sẽ được trải nghiệm hệ sinh thái dành cho nhà thông minh và trợ lý ảo Google tại Việt Nam.

 

Tham khảo nguồn bài viết tại: https://hcmfpt.vn/kho-khan-cua-fpt-play-box-khi-van-hanh-android-tv.html